Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trên Internet tìm hiểu Đề án 06 tỉnh Thái Bình 2023
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trên Internet tìm hiểu Đề án 06 tỉnh Thái Bình. Đề án 06 của Chính phủ về nội dung Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Cuộc thi nhằm tuyên truyền đến nhân dân trong tỉnh về việc phát triển các ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh cá nhân từ đó giúp nhân dân thích ứng với hình thức hành chính mới.
- Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam tỉnh Thái Bình 2024
- Đáp án kiểm tra học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII
Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trên Internet tìm hiểu Đề án 06 Thái Bình
1. Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trên Internet tìm hiểu Đề án 06 tỉnh Thái Bình
Đây là đáp án do Hoatieu tự làm chỉ mang tính chất tham khảo không phải đáp án chính thức cuộc thi.
Đáp án chi tiết đang được cập nhật!
1. Theo quy định tại Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân?
A. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi.
B. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi.
C. Công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi.
D. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi.
2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây?
A. Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
B. Bị chết hoặc mất tích.
C. Khi đang trốn truy nã.
D. Không có nhu cầu sử dụng.
3. Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu?
A. Mức 1 công dân đăng ký trực tiếp trên ứng dụng VNeID; mức 2 công dân đến Công an tỉnh (Phòng PC06), Công an huyện, thành phố (Đội Cảnh sát QLHC về TTXH) và đến Công an làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử.
B. Mức 1 và Mức 2 công dân đăng ký trực tiếp trên ứng dụng VNeID.
C. Mức 1 và Mức 2 công dân đến Công an tỉnh (Phòng PC06), Công an huyện, thành phố (Đội Cảnh sát QLHC về TTXH) và đến Công an làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử.
D. Không phải đăng ký.
4. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Luật Căn cước công dân năm 2014?
A. Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 45 tuổi và đủ 60 tuổi.
B. Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
C. Khi công dân đủ 20 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
D. Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 65 tuổi.
5. Khi bị mất điện thoại đang sử dụng tài khoản định danh điện tử thì cần làm gì?
A. Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc gia.
B. Liên hệ cơ quan công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
C. Thay điện thoại mới và sử dụng bình thường.
D. Đáp án A và B.
6. Khi nào thì tài khoản Định danh điện tử công dân bị khóa?
A. Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình; chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD; chủ thể danh tính điện tử bị thu hồi thẻ Căn cước công dân; chủ thể danh tính điện tử chết.
B. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.
C. Tòa án nhân dân các cấp ra quyết định khóa tài khoản định danh điện tử.
D. Đáp án A và B.
7. Tài khoản định danh điện tử là gì?
A. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản được tạo lập bởi người dân và doanh nghiệp trên điện thoại. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Thông tin và Truyền thông phát triển.
B. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản do người dân tạo lập trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính laptop. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phát triển.
C. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.
D. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống công nghệ thông tin.
8. Thẻ Căn cước công dân gắn chíp có những đặc điểm nổi bật và tiện ích gì?
A. Thông tin cá nhân được bảo mật cao.
B. Khó bị làm giả do phôi và chíp được nhập từ nước ngoài, sản xuất trên công nghệ tiên tiến.
C. Có thể dùng để rút tiền tại các cây ATM thay thế thẻ ATM.
D. Tất cả các phương án trên.
9. Dùng thẻ Căn cước công dân gắn chíp có bị cơ quan quản lý căn cước công dân theo dõi, định vị qua chip không?
A. Không bị theo dõi.
B. Bị theo dõi trong trường hợp cần thiết.
C. Có bị theo dõi.
D. Bị theo dõi bởi thiết bị chuyên dụng.
10. Bạn hãy cho biết: Có mấy phương thức phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế việc xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
A. 6 phương thức, gồm có: (1) Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử; (2) Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân gắn chip; (3) Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ căn cước công dân gắn chíp; (4) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (5) Giấy xác nhận thông tin về cư trú; (6) Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
B. 7 phương thức, gồm có: (1) Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử; (2) Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân gắn chip; (3) Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ căn cước công dân gắn chíp; (4) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (5) Giấy xác nhận thông tin về cư trú; (6) thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (7) Sử dụng ứng dụng VNeID.
C. 8 phương thức, gồm có: (1) Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử; (2) Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân gắn chip; (3) Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ căn cước công dân gắn chíp; (4) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (5) Giấy xác nhận thông tin về cư trú; (6) thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (7) Sử dụng ứng dụng VNeID; (8) Hộ chiếu.
D. 9 phương thức, gồm có: (1) Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử; (2) Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân gắn chip; (3) Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ căn cước công dân gắn chíp; (4) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (5) Giấy xác nhận thông tin về cư trú; (6) thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (7) Sử dụng ứng dụng VNeID; (8) Hộ chiếu; (9) Giấy xác nhận CMND.
11. Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân cần làm gì?
A. Đến cơ quan công an để xác thực ảnh mặt và vân tay; cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe…
B. Không cần làm gì cả, chỉ cần thao tác trên điện thoại Smartphone.
C. Đến cơ quan công an chỉ để cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe…
D. Không cần làm gì cả, cán bộ công an xã/phường sẽ đăng ký hộ.
12. Nguyên tắc kích hoạt tài khoản định danh điện tử?
A. Một số điện thoại có thể kích hoạt cho nhiều tài khoản khác nhau cùng thời điểm.
B. Một số điện thoại chỉ kích hoạt cho một tài khoản.
C. Một số điện thoại chỉ kích hoạt được tối đa cho 2 tài khoản cùng thời điểm.
D. Một số điện thoại kích hoạt được tối đa cho 3 tài khoản cùng thời điểm.
13. Khi nhận được cuộc gọi lạ, xưng là cán bộ Công an yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng,… để cấp tài khoản định danh điện tử. Có nên thực hiện theo những yêu cầu trên không?
A. Không. Vì người dân có thể đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử qua Ứng dụng VNeID hoặc ra trực tiếp cơ quan Công an để thực hiện. Cán bộ Công an sẽ không gọi điện yêu cầu công dân cung cấp thêm thông tin cá nhân hay bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
B. Có. Vì cơ quan công an có thể cần bổ sung thêm giấy tờ tích hợp vào tài khoản Định danh điện tử và liên hệ vì đã có số điện thoại lưu trong hệ thống.
C. Tùy vào nội dung cơ quan công an yêu cầu mà cân nhắc thực hiện theo hay không.
D. Chỉ cung cấp thông tin về bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe cho người gọi điện; không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng.
14. Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, có cần số điện thoại chính chủ không?
A. Bắt buộc phải có số điện thoại chính chủ.
B. Không bắt buộc sử dụng số điện thoại chính chủ, nhưng khuyến khích sử dụng vì vấn đề an toàn bảo mật.
C. Sử dụng số điện thoại của những người thân trong gia đình là được.
D. Sử dụng một số điện bất kỳ dù không sử dụng, miễn có là được.
Bạn đọc tham khảo chi tiết tại: Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, có cần số điện thoại chính chủ không?
15. Mã Qr Code trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp chứa thông tin gì sau đây?
A. Số Căn cước công dân và Số Chứng minh nhân dân 9 số; Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp Căn cước công dân.
B. Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp Căn cước công dân.
C. Số Căn cước công dân và Số Chứng minh nhân dân 9 số; Ngày cấp Căn cước công dân.
D. Số Căn cước công dân Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi thường trú.
16. Chíp trên thẻ Căn cước công dân chứa thông tin gì sau đây?
A. Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có).
B. Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Số Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có); Ngày cấp; Ngày hết hạn thẻ Căn cước công dân; Đặc điểm nhận dạng; Ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; Số Căn cước công dân.
C. Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có); Ngày cấp; Ngày hết hạn thẻ Căn cước công dân; Số Căn cước công dân.
D. Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có); Ngày cấp; Ngày hết hạn thẻ Căn cước công dân; Đặc điểm nhận dạng; Ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; Số Căn cước công dân.
17. Đề án 06 của Chính phủ có mấy quan điểm chỉ đạo; nhóm tiện ích và nhóm nhiệm vụ?
A. 09 quan điểm; 02 nhóm tiện ích; 03 nhiệm vụ.
B. 07 quan điểm; 05 nhóm tiện ích; 06 nhiệm vụ.
C. 05 quan điểm; 03 nhóm tiện ích; 05 nhiệm vụ.
D. 08 quan điểm; 04 nhóm tiện ích; 07 nhiệm vụ.
18. Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chứa thông tin gì sau đây?
A. Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại; Quan hệ với chủ hộ; Nhóm máu; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ; Số định danh cá nhân.
B. Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại; Quan hệ với chủ hộ; Nhóm máu; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ; Số định danh cá nhân.
C. Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại; Quan hệ với chủ hộ.
D. Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại; Quan hệ với chủ hộ; Số định danh cá nhân.
19. Tài khoản nào có thể dùng để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia?
A. Tài khoản đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
B. Tài khoản Định danh điện tử VNeID.
C. Tài khoản zalo cá nhân.
D. Đáp án A và B.
20. Điều kiện để người dân tải, cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID?
A. Phải có Smartphone kết nối internet chạy hệ điều hành tối thiểu Android 5.0 hoặc iOS 13.0 trở lên.
B. Chỉ cần có Smartphone kết nối internet.
C. Chỉ tải và cài đặt được trên Smartphone chạy hệ điều hành iOS.
D. Chỉ tải và cài đặt được trên Smartphone chạy hệ điều hành Android.
21. Đâu không phải là nhóm tiện ích ban hành kèm theo Đề án 06 của Chính phủ?
A. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
B. Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
C. Phục vụ công dân số.
D. Phục vụ kinh doanh, giải trí cho người dân và doanh nghiệp.
22. Tài khoản định danh điện tử có mấy mức độ?
A. 01
B. 02
C. 03
D. 04
23. Sau khi tải ứng dụng VNeID về điện thoại, để đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử, cần có giấy tờ gì?
A. Thẻ Căn cước công dân mã vạch hoặc gắn chip.
B. Thẻ Căn cước công dân gắn chip.
C. Không cần giấy tờ gì.
D. Chứng minh nhân dân 9 số.
24. Đối tượng nào được cấp Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
A. Trẻ em dưới 14 tuổi đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp mã số định danh cá nhân. Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa được cấp Chứng minh dân dân 12 số, Căn cước công dân mã vạch.
B. Trẻ em dưới 14 tuổi đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp mã số định danh cá nhân. Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa được cấp Chứng minh dân dân 9 số.
C. Trẻ em dưới 14 tuổi đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp mã số định danh cá nhân. Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa được cấp Chứng minh dân dân 12 số, Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân gắn chíp.
D. Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa được cấp Chứng minh dân dân 12 số, Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân gắn chíp.
Lý giải: Thông báo số định danh cá nhân được thực hiện khi công dân có yêu cầu với cơ quan để được nhận thông báo về số định danh cá nhân. Thông báo này để nhằm làm căn cứ xác nhận thông tin của công dân để làm các thủ tục liên quan. Vì thế có thể hiểu rằng thông báo này dùng cho những công dân chưa có số định danh cá nhân, nghĩa là những công dân chưa đủ tuổi làm căn cước và công dân chưa được cấp CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chíp.
25. Đối tượng nào đủ điều kiện cấp tài khoản định danh điện tử?
A. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
B. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản ĐDĐT của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
C. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
D. Cả 3 đáp án trên.
26. Đâu là tên gọi đầy đủ của Đề án 06 của Chính phủ?
A. Đề án phát triển ứng dụng định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
B. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
C. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
D. Đề án phát triển ứng dụng định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
27. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1, mức độ 2 có giá trị thế nào?
A. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương với sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình căn cước công dân; ngoài ra, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 còn cung cấp thông tin có trong các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế…để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.
B. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 có giá trị tương đương với sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình căn cước công dân; Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, ngoài ra, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 còn cung cấp thông tin có trong các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế…để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.
C. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và 2 có giá trị tương đương với sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình căn cước công dân; ngoài ra, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 còn cung cấp thông tin có trong các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế…để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.
D. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và 2 có giá trị tương đương với sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình căn cước công dân.
28. Mở khóa tài khoản định danh điện tử của công dân khi nào?
A. Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động mở khóa ngay tài khoản định danh điện tử khi các căn cứ khóa tự động tài khoản định danh điện tử đã hết.
B. Khi công dân có yêu cầu.
C. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu mở khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị mở khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.
D. Đáp án A và C.
29. Công dân bị thu hồi thẻ Căn cước công dân trong những trường hợp nào?
A. Bị khởi tố bị can và bắt tạm giam.
B. Bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
C. Bị tước quốc tịch, hoặc bị khởi tố, bắt tạm giam.
D. Trong thời gian thi hành án.
2. Thể lệ Cuộc thi trắc nghiệm trên Internet tìm hiểu Đề án 06 tỉnh Thái Bình
- Đối tượng dự thi là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân, học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung dự thi là về các thông tin trọng tâm của Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hình thức dự thi là thi trực tuyển qua đường link:
https://thitracnghiemtimhieudean06.thaibinh.gov.vn/
- Thời gian tổ chức cuộc thi là từ ngày 20/3/2023 đến 10h ngày 19/5/2023.
- Thí sinh khi vào thi sẽ trả lời 30 câu hỏi trong đó có 29 câu hỏi thông tin và 1 câu hỏi dự đoán số người tham gia. Sau khi làm bài xong các thí sinh cần điền đầy đủ thông tin và nộp bài.
Mỗi người dự thi được tham gia nhiều lượt thi, khi tổng hợp kết quả thì sẽ tính kết quả lần thi có tính chính xác cao nhất là kết quả chính thức.
- Tổng giải thưởng là có 20 giải cá nhân và 11 giải tập thể.
Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu chuyên mục Bài thu hoạch, bài dự thi liên quan.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Khi người lái xe ô tô dừng đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình
-
Bài dự thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
-
Chương trình rèn luyện đội viên 2024
-
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông
-
Đáp án Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy Bà Rịa – Vũng Tàu 2022
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương7 Mẫu quyết định khen thưởng 2024 mới nhất
Cách viết quyết định khen thưởng (7 mẫu)
Các bài viết hay mục Bài thu hoạch, bài dự thi
Đáp án Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam trên VNeID 2024
Tại sao cần làm cho chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân?
Đáp án cuộc thi viết Quyền làm chủ của nhân dân
Đáp án thi "Tìm hiểu các văn bản pháp luật mới" tỉnh Nghệ An năm 2024 - Tuần 2
Dẹp loạn 12 sứ quân là ai?
Đáp án cuộc thi tìm kiếm Đại sứ trẻ em năm 2023 tỉnh Đồng Tháp