Đã có bằng Đại học, Cao đẳng trường hợp nào phải tham gia NVQS, trường hợp nào không?

Học xong đại học, cao đẳng có phải nhập ngũ để hoàn thành nghĩa vụ quân sự không là câu hỏi nhiều bạn quan tâm. Để giải đáp được, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Học xong đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Thứ nhất, quy định về độ tuổi của người nhập ngũ

Quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (Luật NVQS)như sau

“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Quy định trên có nghĩa: độ tuổi tối đa để gọi nhập ngũ là 27 tuổi, áp dụng với những người đã hoãn nghĩa vụ quân sự do đi học Đại học, Cao đẳng.

Thứ hai, người đi học đại học được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong bao lâu?

Khoản 1 Điều 41 Luật NVQS quy định:

“1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.”

Chiếu theo quy định trên, khi kết thúc một khóa đào tạo của trình độ Đại học thì thời gian tạm hoãn sẽ hết, thực tế thời gian 1 khóa học Cao đẳng phổ biến là 2,5 năm và Đại học là 4 đến 6 năm. Vậy có thể hiểu, lấy độ tuổi nhập học đại học cộng với thời gian khóa học, nếu vẫn dưới 27 tuổi thì vẫn còn trong độ tuổi gọi tham gia NVQS.

Thứ 3, những trường hợp học đại học không phải tham gia nghĩa vụ quân sự

Gồm những trường hợp người học đại học được miễn nghĩa vụ quân sự và không đủ tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự.

Tại khoản 2 Điều 41 Luật NVQS quy định những đối tượng sau không phải tham gia NVQS:

“a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.”

Tiêu chuẩn tuyển quân của Bộ Quốc phòng quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Có thể hiểu, khi bạn thuộc trường hợp miễn hoặc không đủ tiêu chuẩn tham gia NVQS thì bạn thậm chí không cần xin hoãn tham gia vì chắc chắn bạn không thuộc đối tượng phải tham gia NVQS.

Như vậy, người đã tham gia học Đại học, nếu khi kết thúc khóa học mà vẫn còn trong độ tuổi tuyển quân thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Một công dân chỉ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi nằm trong đối tượng được miễn và không đủ tiêu chuẩn tuyển quân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 245
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm