Xem ngày tốt bốc bát hương cuối năm Quý Mão

Bốc bát hương cuối năm là nghi lễ quan trọng được các gia đình tiến hành để chuẩn bị đón Tết nguyên đán. Chính vì vậy xem ngày tốt bốc bát hương năm 2024 hay bốc bát hương vào tháng nào trong năm là câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm để nghi lễ bốc bát hương cuối năm được diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là chi tiết danh sách ngày đẹp bốc bát hương 2024 cũng như xem giờ đẹp bốc bát hương cuối năm để không phạm vào các điều đại kỵ, ảnh hưởng tới phúc trạch của gia đình.

Để chuẩn bị đón Tết nguyên đán, cuối năm là khoảng thời gian các gia đình sửa sang lau dọn ban thờ bát hương để đón năm mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ danh sách các ngày đẹp để dọn dẹp ban thờ, bốc lại bát hương cũng như cách thực hiện nghi lễ bốc bát hương cuối năm chuẩn nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bốc bát hương cuối năm

1. Khi nào cần bốc lại bát hương?

Việc bốc lại bát hương chỉ cần thực hiện khi gia đình có nhu cầu gộp bát hương, tách bát hương, bát hương cũ bị hỏng cần thay hoặc khi về nhà mới.

Trường hợp những bát hương đã linh ứng, được các thầy pháp hay chuyên gia phong thủy bốc, hoặc do gia chủ tiến hành mà gia đình yên ấm, không xảy ra chuyện phiền phức gì thì cũng không nhất thiết phải bốc lại. Gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang sao cho bát hương gọn gàng, chỉn chu là được.

Trong ngày Tết, khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ chuẩn bị đón năm mới không nhất thiết phải bốc lại bát hương.

2. Xem ngày bốc bát hương năm 2024

Chọn các ngày có sao tốt sau hội chiếu, gồm sao: Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ.

Tránh bốc bát hương vào các ngày: Tam Nương, sát Chủ, Nguyệt Kỵ, Không vong.

Ngày tốt là ngày phải hợp với tuổi gia chủ, là ngày tài lộc, quý nhân theo tuổi của chủ nhà.

3. Xem giờ đẹp bốc bát hương 2024

Chọn giờ hoàng đạo trong ngày.

Trường hợp không chọn được ngày tốt bốc bát hương thì có thể chọn giờ hoàng đạo trong ngày để bốc. Đó cũng là cách tăng thêm phần cát lợi cho gia chủ.

4. Danh sách ngày đẹp bốc bát hương, dọn dẹp ban thờ 2024

Cuối năm là thời điểm được các gia đình lựa chọn để bao sái ban thờ, tỉa lại chân nhang. Việc bốc lại bát hương là công việc quan trọng, không được tùy tiện. Theo các chuyên gia phong thủy, việc bốc lại bát hương chỉ cần thực hiện khi gia đình có nhu cầu gộp bát hương, tách bát hương, bát hương cũ bị hỏng cần thay hoặc khi về nhà mới. Đối với những bát hương đã được linh ứng, nếu như gia sự vẫn bình yên, không xảy ra chuyện gì phiền phức thì không cần thiết phải bốc lại mà chỉ cần tỉa chân nhang cho gọn gàng. Dưới đây là một số tốt bốc bát hương cuối năm Quý Mão, các bạn có thể tham khảo nếu như tiến hành nghi lễ bốc bát hương cuối năm.

Ngày 16 tháng Chạp (tức ngày 26/1/2024 dương lịch)

Ngày này rơi vào thứ Sáu, ngày Kỷ Sửu, ngày Tốc hỷ.

Ý nghĩa: Tiến hành bốc bát hương vào ngày Tốc hỷ thì gia chủ dễ gặp chuyện vui mừng bất ngờ, may mắn đến nhanh chóng. Việc cầu tài, kinh doanh, buôn bán sẽ hanh thông, thịnh vượng, bội thu về doanh số. Nếu có mất mát của cải hay nợ cũ đều tìm được hoặc đòi lại được. Công danh có sự thăng tiến hoặc gia tăng bổng lộc. Sức khỏe ngày càng tráng kiện, ốm đau bệnh tật cũng nhanh khỏi.

Giờ tốt: 5h-7h, 9h-11h, 15h-17h.

Ngày 17 tháng Chạp (tức ngày 27/1/12024 dương lịch)

Ngày này rơi vào thứ Bảy, ngày Canh Dần, ngày Xích khẩu.

Ý nghĩa: Trong ngày Xích khẩu cần tránh tiến hành những việc quan trọng như cưới hỏi, động thổ... nhưng nếu là việc tâm linh thì vẫn có thể tiến hành với tấm lòng thành kính, phát nguyện tâm sám hối thì Thần Phật sẽ che chở, độ trì được bình an, khỏe mạnh, công việc vì thế cũng suôn sẻ hơn.

Giờ tốt: 7h-9h, 9h-11h, 13h-15h.

Ngày 26 tháng Chạp (tức ngày 5/2/2024 dương lịch)

Ngày này rơi vào thứ Hai, ngày Kỷ Hợi, ngày Đại An.

Ý nghĩa: Tiến hành nghi thức bốc bát hương vào ngày Đại An hứa hẹn mang lại sự bình an, yên ổn, thịnh vượng, thành công, may mắn, bền vững kéo dài. Công danh hay cầu tài đều thỏa nguyện ước mong. Mất đồ sẽ dễ dàng tìm lại. Người thân ở xa cũng khỏe mạnh, yên vui. Sức khỏe gia chủ thêm tráng kiện, giảm thiểu ốm đau.

Giờ tốt: 7h-9h, 11h-13h, 13h-15h.

Ngày 28 tháng Chạp (tức ngày 7/2/2024 dương lịch)

Ngày này rơi vào thứ Tư, ngày Tân Sửu, ngày Tốc hỷ.

Ý nghĩa: Gia chủ bốc bát hương trong ngày Tốc hỷ thì mọi sự bình an, dễ gặp chuyện vui mừng bất ngờ, may mắn đến nhanh chóng. Việc cầu tài, kinh doanh, buôn bán sẽ hanh thông, thịnh vượng, bội thu về doanh số. Nếu có mất mát của cải hay nợ cũ đều tìm được hoặc đòi lại được. Công danh có sự thăng tiến hoặc gia tăng bổng lộc. Sức khỏe ngày càng tráng kiện, ốm đau bệnh tật cũng nhanh khỏi.
Giờ tốt: 5h-7h, 9h-11h, 15h-17h.

5. Quy trình bốc bát hương cuối năm

Bốc bát hương cuối năm bao gồm những bước sau đây:

Vệ sinh bát hương: Sau khi mua bát hương mới về, gia chủ tiến hành cọ rửa bát hương sạch sẽ rồi tráng lại bằng rượu thêm chút gừng, sau đó để khô.

Chuẩn bị cốt bát hương: Bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết và một túi cốt gồm thiết vàng, thiết bạc, thạch anh, ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ.

Lưu ý: gia chủ không nên cho giấy trang kim, hạt nhựa... bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù... vào bát hương. Những vật phẩm này có thể gây ra trường khí âm bất lợi.

Tiến hành bốc bát hương: Sau khi rửa tay chân sạch sẽ, ta tiến hành bốc bát hương, quy trình tiến hành lần lượt vào từng bát hương một. Khi bốc chú ý bốc từng nắm, không được dốc hay đổ đầy vào bát hương.

Lưu ý: Khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)". Bốc xong để riêng từng bát hương hoặc có thể viết giấy dán bên ngoài để tránh nhầm lẫn.

Sau khi bốc xong bát hương: Đặt bát hương lên bàn thờ theo thứ tự: Bát hương thờ thần linh đặt ở giữa, bát hương thờ bà cô, ông mãnh đặt ở bên trái, còn bát hương thờ gia tiên ở bên phải (tính từ trong nhìn ra).

Bước cuối cùng: Gia đình sẽ tiến hành bày lễ vật lên trên ban thờ và khấn lễ. Lễ vật dâng lên ban thờ lúc này cần bày trước hoặc bên cạnh bát hương, không đặt ở phía sau. Thông thường lễ vật thường gồm: Xôi, thịt, trái cây, hoa tươi, rượu, trà hoặc chén nước sôi để nguội, tiền vàng... Tùy tập tục từng vùng miền và điều kiện kinh tế mỗi gia đình.

Lưu ý: Trước khi thắp hương, nên mở rộng cửa ra vào. Ban đầu, mỗi bát hương thắp 3 nén nhang, các lần sau chỉ cần thắp 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.

6. Bài khấn bốc bát hương cuối năm

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….

Tên con là … (Tín chủ của …. địa chỉ …..)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu……, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu...

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Lưu ý: Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

7. Những điều cần lưu ý sau khi bốc bát hương

Sau khi bốc bát hương, gia chủ phải đặt ở nơi bàn thờ sạch sẽ. Mỗi khi lau dọn, sắp xếp ban thờ gian tiên phải xin phép và chỉ di chuyển các đồ vật như bình hoa, ché nước, đèn đá,… còn tuyệt đối không di chuyển, xê dịch bát hương, bài vị.

Khi vệ sinh bát hương, bài vị phải ăn mặc trang nghiêm, lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch lau dọn sạch sẽ.

Khi chân hương quá nhiều, cần tỉa chân nhang, tuy nhiên phải để lại số lẻ chân nhang 1-3-5-7, chân nhang sau khi tỉa có thể thả xuống sông, hồ.

Bát hương bỏ đi, cần thả xuống sông suối, không được đập vỡ để tránh gặp những điều không may.

Khi thắp phải để hương cháy đều, không được thổi tắt lửa mà phải dùng tay phẩy nhẹ. Cắm hương cần cắm cho ngay ngắn và không nên cắm chồng lên nhau.

Trường hợp bát hương tự bốc cháy, cần để hóa hết nhưng nhớ đề phòng hỏa hoạn và không dùng nước dập tắt, tránh Thủy Hỏa giao tranh. Dân gian quan niệm khi chân hướng cháy âm ỉ từ trong ra xung quanh thì liên quan đến mồ mả, thờ cúng; còn ngược lại thường liên quan đến nhà cửa, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.

Nếu đang cầu cúng mà hương tắt thì không được nhổ lên đốt lại, mà cứ để thế rồi châm lửa tiếp. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm (bị ẩm) thì cần phân biệt: hương tắt phần trên là Thiên liên quan đến nóc nhà, ban thờ; tắt phần giữa là Nhân liên quan đến gia đình; tắt đoạn cuối là Địa liên quan đến đất đai, mồ mả.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
15 19.869
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm