80+ Câu hỏi bài thu hoạch Cảm tình đoàn 2024

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cảm tình đoàn 2024 bao gồm các câu hỏi để các bạn tìm hiểu kĩ hơn về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bồi dưỡng cảm tình Đoàn để đủ điều kiện kết nạp, trở thành đoàn viên mới là một trong những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Bởi để tổ chức Đoàn vững mạnh, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn giai đoạn mới, điều cần thiết nhất là phải coi trọng phát triển đoàn viên mới, đây là nguồn lực cơ bản tăng cường sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, nhằm mục tiêu cao hơn là bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Các lớp Bồi dưỡng cảm tình Đoàn cho các bạn học sinh thuộc diện đối tượng kết nạp Đoàn thường được tổ chức tại các trường THCS. Tại lớp bồi dưỡng cảm tình Đoàn, các em học sinh sẽ được học khái quát về lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, về chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giới thiệu về lịch sử, truyền thống và tầm quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và làm thế nào để phấn đấu trở thành người Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... Từ đó, giúp các em học sinh nhận thấy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc hiện nay, bồi dưỡng những thanh niên ưu tú, có chí hướng phấn đấu rèn luyện để xem xét kết nạp Đoàn. Sau khi kết thúc lớp học, các bạn học sinh cần hoàn thành bài thu hoạch cảm tình đoàn, làm các câu hỏi bài thu hoạch cảm tình đoàn để đạt điều kiện trong đợt kết nạp đoàn viên mới. Trong bài viết, Hoatieu.vn sẽ giới thiệu đến các bạn các câu hỏi trắc nghiệm bài thu hoạch cảm tình đoàn có đáp án mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài thu hoạch cảm tình Đoàn 2024

1. Bài ca chính thức của Đoàn (Đoàn ca) Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?

a. Thanh niên làm theo lời Bác.
b. Tiến lên đoàn viên.
c. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ.
d. Lên đàng.

2. Tác giả của bài Đoàn ca là ai?

a. Văn Cao.
b. Lưu Hữu Phước.
c. Hoàng Hà.
d. Hoàng Hòa.

3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

a. Hợp tác, bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.
b. Tập trung dân chủ.
c. Hiệp thương dân chủ.
d. Tự nguyện, tự quản.

Nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng trong mọi hoạt động của Đoàn thanh niên, mỗi thành viên để có thể tham gia đóng góp, xây dựng Đoàn ngày càng lớn mạnh và phát triển. Nguyên tắc đảm bảo về quyền của mỗi đoàn viên.

4. Hãy cho biết cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn TNCS HCM?

a. Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc.
b. Đại hội đại biểu Đoàn các cấp.
c. Ban Chấp hành Đoàn các cấp.
d. Ban Thường vụ Đoàn các cấp.

5. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

a. Đại hội đại biểu cấp chi đoàn.
b. Đại hội đoàn viên.
c. Ban Chấp hành chi đoàn.
d. Đoàn cấp trên.

6. Hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bao gồm mấy cấp?

a. 3 cấp.
b. 4 cấp.
c. 5 cấp.
d. 6 cấp.

Hệ thống tổ chức của Đoàn bao gồm 4 cấp là Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở.

7. Tổ chức cơ sở của Đoàn là gì?

a. Chi đoàn cơ sở.
b. Đoàn cơ sở.
c. Đoàn cơ sở và chi đoàn bộ phận.
d. Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở.

Vì trong hệ thống cơ sở sẽ có hai bộ phận Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở có cơ cấu tổ chức nhiều thành viên hơn chi đoàn cơ sở. Chi đoàn cơ sở nhỏ hơn Đoàn cơ sở nhưng vẫn được gộp chung thuộc đơn vị cơ sở của Đoàn.

8. Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn là gì?

a. Có ít nhất 3 đoàn viên.
b. Có ít nhất 5 đoàn viên.
c. Có ít nhất 10 đoàn viên.
d. Chỉ cần có đoàn viên (không quan trọng số lượng).

9. Điều kiện để thành lập Đoàn cơ sở là gì?

a. Có ít nhất 50 đoàn viên và 2 chi đoàn.
b. Có ít nhất 50 đoàn viên và 3 chi đoàn.
c. Có ít nhất 30 đoàn viên và 2 chi đoàn.
d. Có ít nhất 30 đoàn viên và 3 chi đoàn.

10. Một trong những điều kiện để kết nạp đoàn viên TNCS HCM là gì?

a. Do tập thể đoàn viên chi đoàn xem xét, biểu quyết đồng ý 100%.
b. Do hội nghị BCH chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số lượng UVBCH đồng ý.
c. Do hội nghị chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số đoàn viên chi đoàn đồng ý.
d. Do hội nghị chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số đoàn viên có mặt tại hội nghị đồng ý.

11. Đoàn viên có mấy nhiệm vụ?

a. 3 nhiệm vụ.
b. 4 nhiệm vụ.
c. 5 nhiệm vụ.
d. 6 nhiệm vụ.

12. Đoàn viên có mấy quyền?

a. 3 quyền.
b. 4 quyền.
c. 5 quyền.
d. 6 quyền.

Tham khảo: Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn viên

13. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu?

a. Thái Nguyên.
b. Thái Bình.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây.

14. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ 1 là ai?

a. Vũ Quang.
b. Vũ Mão.
c. Nguyễn Lam.
d. Vũ Trọng Kim.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại xã Cao Văn, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên, diễn ra từ ngày 14/2/1950. Trong đại hội có hơn 400 đại biểu đại diện cho đoàn viên thanh niên trên khắp cả nước. Đại hội với chủ đề “Chiến đấu và xây dựng tương lai”, bởi trong giai đoạn này đất nước vẫn trong thời kỳ chiến tranh nên cần lực trẻ tham gia tích cực vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Lam làm Bí thư Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam.

15. Khi được thành lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?

a. Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam.
b. Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
c. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
d. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.

16. Những truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?

a. Truyền thống trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, kiên quyết phấn đấu vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội;
b. Truyền thống không ngừng rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, hoạt động thực tiễn để cống hiến nhiều nhất cho cách mạng và trưởng thành mau chóng về mọi mặt;
c. Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết thanh niên cả nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đón lấy những nhiệm vụ năng nề, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”;
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

17. Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh trong các trận đánh quyết liệt chống phát xít Đức ở Nam Mát-xcơ-va (trong đội hình Sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên xô) là ai?

a. Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Phương Thuận.
b. Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tợ.
c. Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Trí Thông.
d. Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Phương Đức.

18. Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh tại Liên xô được Nhà nước Liên xô trao tặng Huân chương gì?

a. Huân chương vệ quốc.
b. Huân chương vệ quốc hạng I.
c. Huân chương vệ quốc hạng II.
d. Huân chương vệ quốc hạng III.

19. Ngày được bàn để tiến đến chọn là ngày thành lập Đoàn là ngày nào?

a. Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I.
b. Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I.
c. Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II.
d. Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa.

20. Ngày 26/3/1931 được chọn là ngày thành lập Đoàn tại Đại hội Đoàn nào?

a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (2/1950).
b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (11/1956).
c. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (3/1961).
d. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV (11/1980).

21. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên gọi Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương vào thời gian nào?

a. 1936 – 1939.
b. 1937 – 1939.
c. 1936 – 1940.
d. 1937 – 1940.

22. Nhiệm vụ của Đoàn đề ra tại Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần II tháng 11/1956 là gì?

a. Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà tổ quốc cần.
b. Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời sống mới.
c. Đoàn kết, tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên, học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bị của Đảng.
d. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất tổ quốc.

23. Tháng 3/1965 phong trào 5 xung phong do ai phát động?

a. Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
b. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam.
c. Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam.
d. Đại hội Đoàn toàn miền Nam.

24. Số đoàn viên và thanh niên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ là bao nhiêu?

a. Hơn 30 vạn.
b. Hơn 40 vạn.
c. Hơn 50 vạn.
d. Hơn 60 vạn.

25. Đoàn Thanh niên Lao động chính thức mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại đâu, thời điểm nào?

a. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976).
b. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1976.
c. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (11/1980).
d. Sau 30/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đổi tên.

26. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI (10/1992) phát động 2 phong trào nào?

a. Thanh niên lập nghiệp; Vượt khó – Giúp bạn vượt khó.
b. Tuổi trẻ giữ nước; Vượt khó – Giúp bạn vượt khó.
c. Thanh niên lập nghiệp; Tuổi trẻ giữ nước.
d. Tuổi trẻ giữ nước; Giúp bạn vượt khó.

27. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ 27/11 đến 30/11/1987.
b. Từ 15/10 đến 18/10/1992.
c. Từ 15/10 đến 20/10/1992.
d. Từ 26/11 đến 29/11/1997.

28. Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam giai đoạn nào?

a. Từ 1931 - 1936.
b. Từ 1937 - 1939.
c. Từ 11/1939 - 1941.
d. Từ 5/1941 - 1956.

29. Luật Thanh Niên được Quốc hội Khoá XI thông qua kỳ họp thứ 8 có hiệu lực từ ngày nào?

a. Ngày 1/7/2005.
b. Ngày 2/7/2005.
c. Ngày 1/7/2006.
d. Ngày 2/7/2006.

30. Từ năm nào Ban bí thư Trung ương Đảng chọn tháng 3 hằng năm làm “Tháng Thanh Niên“?

a. Năm 2001.
b. Năm 2002.
c. Năm 2003.
d. Năm 2004.

31. Tác giả và thời gian ra đời mẫu huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là ai?

a. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận – sáng tác năm 1951.
b. Họa sĩ Nguyên Hạo – sáng tác năm 1975.
c. Họa sĩ Bửu Chỉ – sáng tác năm 1956.
d. Họa sĩ Trương Thìn – sáng tác năm 1976.

32. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”. Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

a. Lý Tự Trọng.
b. Nguyễn Văn Trỗi.
c. Nguyễn Thái Bình.
d. Tất cả đều sai.

33. Đoàn thanh niên cứu quốc được đổi tên thành Đoàn thanh niên lao động Việt Nam trong thời gian nào? Nghị quyết của ai?

a. Ngày 19/5/1950 – Do Bác Hồ đề xuất quyết định.
b. Ngày 3/2/1952 – Do BCH/TW Đảng ra nghị quyết.
c. Ngày 19/10/1955 – Do Ban Bí thư TW Đảng ra nghị quyết.
d. Ngày 2/9/1957 – Do Đại hội Đoàn toàn quốc lần III.

34. “Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên phải gương mẫu”. Đó là chỉ thị của?

a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
b. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
c. Ban Bí thư Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
d. Bác Hồ, khi Người đến dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.

35. Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam vào?

a. Ngày 30/10/1956.
b. Ngày 19/10/1955.
c. Ngày 25/10/1956.
d. Ngày 4/11/1955.

36. Nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp các tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “Kháng chiến kiến quốc”, Bác Hồ đã ký sắc lệnh thành lập Nha Thanh niên và Thể thao vào thời gian nào?

a. 26/3/1931.
b. 27/3/1931.
c. 26/3/1946.
d. 27/3/1946.

37. Hình thức bầu cử nhân sự các cấp trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là?

a. Hiệp thương.
b. Biểu quyết.
c. Bỏ phiếu kín.
d. Tất cả đều sai.

38. Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng được truy tặng danh hiệu cao quý "Cảm tử quân số 1 của Thủ đô" là ai?

a. Lê Gia Định.
b. Nguyễn Viết Xuân.
c. Cao Xuân Quế.
d. Lê Cảnh Nhượng.

39. Khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ tại Đại hội đại biểu Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tòan quốc lần thứ VII năm 1997?

a. Tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
b. Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
c. Thanh niên Việt Nam sáng tạo, xung kích vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
d. Vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

40. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương vào?

a. Từ 1931 - 1936.
b. Từ 1937 - 1939.
c. Từ 11/1939 - 1941.
d. Từ 5/1941 - 1956.

41. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ 27/11 đến 30/11/1987.
b. Từ 15/10 đến 18/10/1992.
c. Từ 15/10 đến 20/10/1992.
d. Từ 26/11 đến 29/11/1997.

42. Đoàn Thanh niên Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh vào?

a. Từ 1937 - 1939.
b. Từ 2/1970 - 11/1976.
c. Từ 25/10/1956 - 1970.
d. Từ 5/1941 - 1956.

43. Đoàn Thanh niên từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần?

a. 5 lần.
b. 6 lần.
c. 7 lần.
d. 8 lần.

44. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai?

a. Vũ Quang.
b. Vũ Mão.
c. Nguyễn Lam.
d. Vũ Trọng Kim.

45. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai?

a. Nguyễn Lam.
b. Vũ Quang.
c. Đặng Quốc Bảo.
d. Vũ Trọng Kim.

46. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ 1 là ai?

a. Hồ Đức Việt.
b. Vũ Mão.
c. Đặng Quốc Bảo.
d. H Quang Dự.

47. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V diễn ra tại đâu?

a. Thái Nguyên.
b. Thái Bình.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây.

48. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ 25/10 đến 4/11/1956.
b. Từ 23/3 đến 25/3/1961.
c. Từ 20/11 đến 22/11/1980.
d. Từ 27/11 đến 30/11/1987.

49. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn hiện nay là ai?

a. Vũ Trọng Kim.
b. Hồng Bình Quân.
c. Bùi Quang Huy
d. Nguyễn Thị Mai.

Hiện tại đã tổ chức xong Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ XII và Bùi Quang Huy được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn từ ngày 25/8/2022.

50. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ 15/10 đến 18/10/1992.
b. Từ 26/10 đến 30/10/1995.
c. Từ 26/11 đến 29/11/1997.
d. Từ 07/12 đến 11/12/2002.

51. Các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của tuổi nhỏ trước giải phóng là:

a. Lý Tự Trọng, Lê Văn Tám, Trần Văn Chẩm.

b. Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám.

c. Võ Thị Sáu, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Văn Trỗi.

d. Kim Đồng, Lê Văn Tám, Hồ Văn Mên.

52. Anh Lý Tự Trọng đã gửi gắm câu nói gì đến tuổi trẻ Việt Nam

a. Không có gì quý hơn độc lập tự do

b. Con đường thanh niên chỉ là con đường Cách mạng chứ không phải con đường nào khác

c. Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

d. Câu a & c.

53. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Kháng Chiến?

a. 10 huân chương Kháng Chiến.

b. 12 huân chương Kháng Chiến.

c. 13 huân chương Kháng Chiến.

d. 14 huân chương Kháng Chiến.

54. Các tấm gương tiêu biểu cho khí phách của tuổi trẻ Sài Gòn là:

a. Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Thị Định.

b. Lê Văn Tám, Lý Tự Trọng, Lê Mã Lương, Trần Quốc Thảo.

c. Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thái Bình, Võ Thị Thắm

d Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ, Võ Trần Chí.

55. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đ tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Lao Động?

a. 10 huân chương Lao Động.

b. 12 huân chương Lao Động.

c. 13 huân chương Lao Động.

d. 14 huân chương Lao Động.

56. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đ tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Độc Lập?

a. 1 huân chương Độc Lập.

b. 2 huân chương Độc Lập.

c. 3 huân chương Độc Lập.

d. 4 huân chương Độc Lập.

57. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Hồ Chí Minh?

a. 1 huân chương Hồ Chí Minh.

b. 2 huân chương Hồ Chí Minh.

c. 3 huân chương Hồ Chí Minh.

d. 4 huân chương Hồ Chí Minh.

58. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đ tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Sao Vàng?

a. 1 huân chương Sao Vàng.

b. 2 huân chương Sao Vàng.

c. 3 huân chương Sao Vàng.

d. 4 huân chương Sao Vàng.

59. Qua 10 năm chiến đấu vô cùng oanh liệt ( 1954-1964) với những cống hiến xuất sắc và to lớn cho sự nghiệp cách mạng, Đoàn và tuổi trẻ Miền Nam đã được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý?

a. Huân chương Chiến công Hạng Nhất.

b. Huân chương Thành đồng Hạng nhất.

c. Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất.

d. Anh hùng lực lượng vũ trang.

60. Đại hội lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ ngày 17 đến 26/3/1965.

b. Từ ngày 18 đến 26/3/1965.

c. Từ ngày 17 đến 26/3/1966.

d. Từ ngày 18 đến 26/3/1966.

61. Tên hai " Công trình Thanh Niên Cộng Sản " nổi bật nhất trong những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XIX là gì?

a. Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình - xây dựng nhà máy Nhiệt điện Phả Lại.

b. Xây dựng đường dây điện Bắc Nam - Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả

c. Xây dựng nhà máy Thủy điện Thác Bà - Xây dựng nhà máy Thủy điện Phú Bình.

d. Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Đa Nhim - Xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La.

62. Cho biết Đoàn viên Thanh niên Cộng Sản thuộc lớp đầu tiên do Bác Hồ kính yêu đào tạo, bồi dưỡng gồm mấy đồng chí?

a. 6 đồng chí.

b. 7 đồng chí.

c. 8 đồng chí.

d. 9 đồng chí.

63. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có mấy chức năng?

a. 4 chức năng.

b. 5 chức năng.

c. 6 chức năng.

d. 7 chức năng.

64. Bác Hồ dạy:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"

Ra đời trong hoàn cảnh nào trong dịp nào?

a. Ngày 20/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong.

b. Ngày 21/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong.

c. Ngày 20/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị Đoàn Thanh Niên

d.Ngày 21/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị Đoàn Thanh Niên

65."Tôi rất tiếc không đủ lựu đạn để giết hết những tên cầm đầu bọn xâm lược" Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

a. Lê Quang Vịnh.

b. Lê Văn Dụ.

c. Lê Văn Thành.

d. Lê Hồng Tư.

66. Đoàn thanh niên dân chủ được đổi tên thành Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam trong thời điểm nào? Tại sao?

a. Đại Hội Đoàn toàn quốc lần III vì cả 2 đánh Pháp, đuổi Nhật.

b. Hội nghị lần VIII TW Đảng 5/1941 do Đ/c Nguyễn Ái Quốc chủ trì quyết định " Việt Nam thanh niên cứu quốc Đoàn từ nay là đoàn thể của thanh niên từ 18 tuổi -> 22 tuổi muốn đánh Pháp, đuổi Nhật"

c. Hội nghị BCH/TW Đoàn lần IV - mong muốn tất cả thanh niên Việt Nam góp sức vào đất nước đánh Pháp, đuổi Nhật.

d. Hội nghị lần thứ V TW Đảng 3/1941 Bác Hồ chủ trì - thay đổi tên gọi giúp thanh niên Việt Nam yêu nước đánh giặc.

 67. Cờ Đoàn được quy định cụ thể tại Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (sửa đổi và bổ sung năm 2002) như thế nào?

a. Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu Đoàn là 30 cm.

b. Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu Đoàn bằng 2/3 chiều rộng cờ.

c. Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu Đoàn bằng 2/5 chiều rộng cờ.

d. Tất cả đều sai.

68. Câu nói "Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm "do Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu căn dặn Đoàn viên thanh niên tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đoàn?

a. Lần thứ hai.

b. Lần thứ ba.

c. Lần thứ tư.

d. Lần thứ năm.

69. "Hãy nhớ lấy lời tôi, đả đảo đế quốc Mỹ, đả đảo Nguyễn Khánh, Hồ Chí Minh muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm, Việt Nam muôn năm " Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

a. Lê Quang Vịnh.

b. Nguyễn Văn Trỗi.

c. Nguyễn Thái Bình.

d. Tất cả đều sai.

70. Câu nói "Mỗi thanh niên hãy sống những ngày đẹp nhất, hãy bắt tay vào những công việc bình thường nhưng có ích cho đời" là của:

a. Đồng chí Nguyễn Văn Linh.

b. Đồng chí Đỗ Mười.

c. Đồng chí Lê Khả Phiêu.

d. Đồng chí Nông Đức Mạnh.

71. "Các đồng chí ngẩng cao đầu, nhằm thẳng quân thù mà bắn " Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

a. Lý Tự Trọng.

b. Nguyễn Văn Trỗi.

c. Nguyễn Viết Xuân.

d. Tất cả đều sai.

72. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do?

a. Ban Bí thư TW Đoàn biểu quyết thông qua.

b. Hội nghị Ban chấp hành TW Đoàn biểu quyết thông qua.

c. Đại hội Đại biểu Toàn quốc biểu quyết thông qua.

d. Ban Thường vụ TW Đoàn biểu quyết thông qua.

73. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương vào?

a. Từ 1931 - 1936.

b. Từ 1937 - 1939.

c. Từ 11/1939 - 1941.

d. Từ 5/1941 - 1956.

74. Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng được truy tặng danh hiệu cao quý "Cảm tử quân số 1 của Thủ đô" là ai?

a. Lê Gia Định.

b. Nguyễn Viết Xuân.

c. Cao Xuân Quế.

d. Lê Cảnh Nhượng.

75. Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam vào?

a. Ngày 30/10/1956.

b. Ngày 19/10/1955.

c. Ngày 25/10/1956.

d. Ngày 4/11/1955.

Câu hỏi tự luận bài thu hoạch cảm tình Đoàn

Câu 1: Em hãy cho biết chức năng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các đặc trưng của người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh?

  • Chức năng thứ nhất: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là đội xung kích cánh mạng, là nơi bổ sung nguồn sinh lực mới quan trọng cho Đảng.
  • Chức năng thứ hai: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học Xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam.
  • Chức năng thứ 3: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.

Câu 2: Em hãy nêu nhiệm vụ của người đoàn viên? Em phải làm gì để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên để trở thành 1 người đoàn viên ưu tú?

Để trở thành một đoàn viên ưu tú, một thanh niên tiên tiến gương mẫu, em cho rằng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau:

- Luôn luôn gắn bó mật thiết với thanh niên.

- Luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn.

- Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của XHCN, tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các phong trào, chương trình hoạt động của xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Luôn luôn gương mẫu chấp hành và vận động thanh niên thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng Đảng và chính quyền. Chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ và các nghị quyết của Đoàn, sinh hoạt đoàn và đóng đoàn phí theo quy định

- Liên hệ mật thiết với thanh niên. Tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.

- Luôn tích cực học tập, rèn luyện, lao động để nâng cao trình độ để có đủ khả năng để cống hiến và trưởng thành.

- Phải không ngừng tu dưỡng đạo đức tinh thần, rèn luyện kỷ cương, tham gia vào các cuộc thi tìm hiểu đoàn do Đoàn thanh niên tổ chức và phát động thực hiện.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng, các hoạt động tình nguyện tham gia lao động mà Đoàn TNCS tổ chức nhằm phát huy tính năng động, tự giác cho chính bản thân mình.

- Luôn trung thành với Tổ quốc, sẵn sàng tiếp thu và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Luôn phấn đấu trở thành tấm gương sáng cho những thanh niên và đội viên về học tập và rèn luyện ý thức, kỷ luật.

Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày lịch sử ra đời và phát triển của tổ chức Đoàn

Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.

Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn.

Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:

  • Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
  • Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
  • Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
  • Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
  • Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
  • Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
  • Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.

Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm và ý nghĩa của huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?

>> Tham khảo bài: Ý nghĩa chiếc huy hiệu đoàn là gì?

Câu 5: Anh (Chị) hãy nêu quan điểm của mình về việc vì sao tham gia tổ chức Đoàn. Nếu được đứng trong hàng ngũ của Đoàn TNCS HCM, anh (chị) sẽ làm gì để xây dựng tổ chức Đoàn tại cơ sở mình tham gia (chi đoàn, Đoàn trường) ngày càng vững mạnh.

>> Tại sao chúng ta phải phấn đấu để trở thành đoàn viên?

Mỗi người chúng ta, nhất là tuổi trẻ, ai cũng muốn tham gia sinh hoạt trong một tập thể, một tổ chức, có được một môi trường phù hợp để được cống hiến và trưởng thành; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính là tổ chức và môi trường thuận lợi để tuổi trẻ chúng ta cống hiến và trưởng thành nhanh chóng bởi vì:

- Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường tiên tiến, trong đó bạn sẽ tìm thấy sự chỉ dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ, có người bạn “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” để bạn thực hiện ước mơ, hoài bão chính đáng của mình. Đó chính là môi trường giúp bạn học tập, rèn luyện, học nghề, tìm kiếm việc làm, tạo việc làm góp sức xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, gia đình hạnh phúc.

- Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường văn hoá, trong đó mọi người sẽ có điều kiện sinh hoạt tươi trẻ, hồn hiên, sáng tạo và tiếp thu những giá trị tinh thần phong phú, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp cận nền văn minh thời đại với những giá trị nhân văn cao quý.

- Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường đoàn kết, thân ái, trong đó mỗi người được chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, giúp nhau giải quyết vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

- Vào Đoàn bạn sẽ thấy mình lớn lên, bạn sẽ là người bạn tốt của mọi thanh niên, được các em thiếu nhi yêu mến.

- Vào Đoàn bạn sẽ tiếp tục được tổ chức Đoàn, tổ chức Đảng hướng dẫn, giúp đỡ để phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú, đối tượng Đảng và được tiếp tục học tập, rèn luyện tu dưỡng, phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam; trở thành cán bộ Đoàn, Hội LHTN Việt Nam; thành cán bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể khác.

>> Nếu đứng vào hàng ngũ của đoàn anh chị sẽ làm gì để xứng đáng là người Đoàn viên?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 15.303
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi