Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa Học 

Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa Học là Biên bản họp tổ chuyên môn Nhận xét sách giáo khoa lớp 11 theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Đây là mẫu Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khóa lớp 11 giúp giáo viên thực hiện công tác lựa chọn sách giáo khoa lớp 11 năm học mới tại trường mình giảng dạy. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết Biên bản họp lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 11 môn Hóa Học sau đây

1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa Học Kết nối tri thức

TRƯỜNG ...............................

TỔ ................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2023 – 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm 2023

Địa điểm: Phòng Giáo viên

Tổng số thành viên: .....

Tổng số thành viên: .....

Số thành viên có mặt: .....

Thành viên vắng mặt: Không

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

A. TÊN SÁCH: HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: LÊ KIM LONG (Tổng Chủ biên) – ĐẶNG XUÂN THƯ (Chủ biên) – NGUYỄN ĐĂNG ĐẠT – LÊ THỊ HỒNG HẢI – NGUYỄN VĂN HẢI – ĐƯỜNG KHÁNH LINH – TRẦN THỊ NHƯ MAI

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa

HOÁ HỌC 11KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

Sách giáo khoa (SGK) HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn gồm 25 bài học thuộc 6 chương. Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn sách giáo khoa được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT.

Các nội dung trong mỗi mục đều cố gắng phản ánh những vấn đề của cuộc sống, trong đó chú ý đến việc cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,... của đất nước.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

Nội dung SGK HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được xây dựng dựa trên nhiều hoạt động học tập thú vị để học sinh có cơ hội được trải nghiệm kiến thức hoá học gắn với thực tiễn cuộc sống.

Các nội dung đều đã cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,... của đất nước.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Cấu trúc SGK HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách giáo khoa (SGK) HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn theo cấu trúc: Chương Bài, nội dung các bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

Nội dung SGK tuân thủ chặt chẽ CTGDPT 2018 và Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT nên hoàn toàn phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, GV và phù hợp với hoạt động đổi mới giáo dục của địa phương.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Nội dung các bài học trong SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG rất phong phú, gợi ý cho giáo viên và nhà trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ví dụ: Năng lực giao tiếp và hợp tác (thông qua các hoạt động khám phá, tìm hiểu, thảo luận, trao đổi thông tin trong quá trình quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu); năng lực giải quyết vấn đề (thông qua các hoạt động tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đưa ra kết luận khoa học và vận dụng vào cuộc sống); năng lực nhận thức hoá học, tìm hiểu về cấu trúc-tính chất-ứng dụng của chất, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hoá học vào thực tiễn được giáo viên tổ chức dễ dàng, thuận lợi qua cách tiếp cận cấu trúc của mỗi bài học trong sách.

Một số bài học được trình bày theo định hướng tìm tòi – khám phá, tạo điều kiện để giáo viên và nhà trường có thể khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học dựa trên vấn đề, giao nhiệm vụ, dạy học thực hành, dạy học dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,…

Hình thức tổ chức dạy học đa dạng được chỉ dẫn và gợi ý trong sách rõ ràng. Nhìn vào nội dung và cấu trúc bài học được gợi ý trong sách, giáo viên có thể tổ chức dạy học trong lớp kết hợp dạy học trong phòng thí nghiệm bộ môn, dạy học ngoài lớp, tham quan cơ sở sản xuất,… học sinh sẽ có cơ hội được trải nghiệm trong các hoạt động thực hành, gắn với thực tiễn cao.

Tất cả các hoạt động trong SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG đều được thiết kế mở về hình thức tổ chức hoạt động. Khi tổ chức hoạt động cho học sinh, giáo viên có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng một hoạt động.

Tăng cường tổ chức cho học sinh vận dụng các kiến thức vào thực tiễn để gia tăng hoạt động trải nghiệm trong môn học. Các bài có gợi ý tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tìm hiểu như quan sát, trao đổi, tìm kiếm, thu thập thông tin,… nhằm tạo cơ hội cho học sinh được tham gia rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Nội dung SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG mang tính tích hợp cao, thể hiện tính tích hợp liên môn cao giữa môn Hoá học với môn Toán, môn Vật lí, môn Sinh học,...

Các nội dung trong sách luôn chú trọng gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống, phản ánh những vấn đề của cuộc sống, trong đó chú ý đến việc cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp với văn hoá và thực tiễn Việt Nam.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn với cấu trúc thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của học sinh. Giáo viên dễ hiểu và có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi bài học của môn học.

Mỗi bài học được xây dựng dựa trên quy trình các hoạt động: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập – vận dụng, chốt kiến thức và kĩ năng và năng lực.

Các nhiệm vụ học tập được thể hiện ở mục tiêu bài học, tiêu đề từng đơn vị kiến thức và chi tiết nhiệm vụ trong các hoạt động thí nghiệm, thực hành, hệ thống các câu hỏi và bài tập tạo thuận lợi cho giáo viên:

- Đa dạng hoá các hình thức đánh giá: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá đồng đẳng trong nhóm đôi, tổ nhóm,...

- Giúp giáo viên có thể xây dựng cơ sở dữ liệu đến từng học sinh, từ đó đánh giá đúng phẩm chất và năng lực từng học sinh và hiệu quả của công tác giảng dạy.

- Giáo viên lên kế hoạch cải tiến phương pháp và hướng dẫn học sinh phương pháp, kế hoạch học tập ngày càng tốt hơn.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chương của SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. Giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung chất liệu trải nghiệm.

Các thí nghiệm trong mục Hoạt động, giáo viên có thể tổ chức để học sinh trực tiếp làm thí nghiệm, hoặc giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn, hoặc xem video, hình ảnh thí nghiệm, ngoài ra giáo viên có thể thiết kế thí nghiệm tương tự với hoá chất, dụng cụ phù hợp với điều kiện nhà trường. Như vậy, giáo viên có thể tuỳ chọn thời gian, địa điểm, cách tổ chức hoạt động dạy học sao cho phù hợp với điều kiện của trường và địa phương nên giúp nhà trường và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nội dung SGK HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT. Nội dung bài học được thiết kế với các tình huống hay vấn đề dẫn nhập gần gũi với học sinh. Sách có các hoạt động đa dạng từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền. Khi thực hiện trải nghiệm theo các phần và chương trong sách, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động từ dễ đến khó, đầu tiên là nhận diện – khám phá nội dung, sau đó tìm hiểu – mở rộng về các nội dung đó và các kĩ năng cần rèn luyện thông qua bài học, sau đó dùng các kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội để thực hành – vận dụng giải quyết các vấn đề, tính huống thực tiễn của cuộc sống, do đó vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; vừa đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Mỗi bài học trong SGK HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được viết theo hướng tiếp cận hoạt động của người học, gắn với việc phát triển các năng lực đặc thù của môn học, thể hiện qua các kí hiệu logo đặc trưng, đơn giản, không nhiều để học sinh và giáo viên dễ nhận ra và dễ nhớ. Ví dụ: các câu hỏi luyện tập (logo ), chốt kiến thức, kĩ năng (lo go ), chốt năng lực ().

Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Phần lớn tất cả các bài học trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.

2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học hoá học tích cực, hiệu quả.

Sách HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.sachthietbigiaoduc.vn

Nhóm zalo của các tác giả THPT KNTT

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

Sách HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG với cách thể hiện nội dung chuẩn xác, khoa học, thú vị, gần gũi với học sinh, hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên dễ dàng triển khai, phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng thí nghiệm, vườn trường,...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

B. TÊN SÁCH: CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: LÊ KIM LONG (Tổng Chủ biên) – ĐẶNG XUÂN THƯ (Chủ biên) – NGUYỄN HỮU CHUNG – NGUYỄN ĐĂNG ĐẠT – NGUYỄN VĂN HẢI – ĐƯỜNG KHÁNH LINH – TRẦN THỊ NHƯ MAI

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11

KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn gồm 9 bài học thuộc 3 chuyên đề: 1. Phân bón; 2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ; 3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ. Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn sách giáo khoa được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT.

Các nội dung trong mỗi mục đều cố gắng phản ánh những vấn đề của cuộc sống, trong đó chú ý đến việc cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,... của đất nước.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG xây dựng nhiều hoạt động học tập thú vị, cung cấp kiến thức chuyên sâu để học sinh có cơ hội được trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức hoá học. Các nội dung luôn được chú trọng kết nối với cuộc sống, là nền tảng hữu ích để hỗ trợ học sinh trong định hướng nghề nghiệp trong tương lai, góp phần phát triển kinh tế của địa phương và đất nước.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn theo cấu trúc: Chuyên đề Bài, nội dung các bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

Nội dung SGK tuân thủ chặt chẽ CTGDPT 2018 và Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT nên hoàn toàn phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên và phù hợp với hoạt động đổi mới giáo dục của địa phương.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Nội dung các bài học trong Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG tạo rất phong phú, gợi ý cho giáo viên và nhà trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ví dụ: Năng lực giao tiếp và hợp tác (thông qua các hoạt động tìm kiếm, thảo luận, trao đổi thông tin trong quá trình thiết kế, xây dựng phương án thực hành để thực hiện các nhiệm vụ học tập; tập hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả); năng lực giải quyết vấn đề (thông qua các nhiệm vụ học tập tổ chức cho học sinh đề xuất thiết kế phương án thực hành, nghiên cứu/lập kế hoạch/thực hiện kế hoạch/tập hợp kết quả/kết luận và báo cáo, thuyết trình); năng lực nhận thức hoá học, tìm hiểu thế giới sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hoá học vào thực tiễn được giáo viên tổ chức dễ dàng, thuận lợi qua cách tiếp cận cấu trúc của mỗi bài học trong sách.

Một số bài học được trình bày dạng tiếp cận quan điểm tìm tòi khám phá, tạo điều kiện để giáo viên và nhà trường có thể khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học dựa trên vấn đề, giao nhiệm vụ, dạy học thực hành, dạy học dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,…

Hình thức tổ chức dạy học được thể hiện và gợi ý trong sách rõ ràng, đa dạng. Nhìn vào nội dung và cấu trúc bài học được gợi ý trong sách, giáo viên có thể tổ chức dạy học trong lớp, tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm trong môn học. Các bài học có gợi ý tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực hành như trao đổi, tìm hiểu, khảo sát, thu thập thông tin,… nhằm tạo cơ hội cho học sinh được tham gia rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Nội dung Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG mang tính tích hợp cao, đặc biệt thể hiện tính tích hợp liên môn cao giữa môn Hoá học với môn Toán, môn Vật lí, hỗ trợ phát triển năng lực ngôn ngữ, giúp học sinh phát triển kĩ năng sống.

Các nội dung trong sách luôn chú trọng gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống, phản ánh những vấn đề của cuộc sống, trong đó chú ý đến việc cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp với văn hoá và thực tiễn Việt Nam.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn với cấu trúc thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của học sinh. Giáo viên dễ hiểu và có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi bài học của môn học.

Mỗi bài học được xây dựng dựa trên quy trình các hoạt động: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập – vận dụng, chốt kiến thức, kĩ năng và năng lực.

Các nhiệm vụ học tập được thể hiện ở mục tiêu bài học, tiêu đề từng đơn vị kiến thức và chi tiết nhiệm vụ trong các hoạt động thí nghiệm, thực hành, hệ thống các câu hỏi và bài tập tạo thuận lợi cho giáo viên:

- Đa dạng hoá các hình thức đánh giá : đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá đồng đẳng trong nhóm đôi, tổ nhóm,...

- Giúp giáo viên có thể xây dựng cơ sở dữ liệu đến từng cá nhân học sinh, từ đó giáo viên đánh giá đúng phẩm chất và năng lực từng học sinh và hiệu quả của công tác giảng dạy.

- Giáo viên lên kế hoạch cải tiến phương pháp và hướng dẫn HS phương pháp, kế hoạch học tập ngày càng tốt hơn.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chuyên đề của sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. Giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung chất liệu trải nghiệm. Giáo viên có thể đảo đổi vị trí các chủ đề thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục mà không ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu giáo dục.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nội dung Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT. Nội dung bài học được thiết kế với các tình huống hay vấn đề dẫn nhập gần gũi với học sinh. Sách có các hoạt động đa dạng từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền. Khi thực hiện trải nghiệm theo các phần và chương trong sách, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động từ dễ đến khó, đầu tiên là nhận diện – khám phá nội dung, sau đó tìm hiểu – mở rộng về các nội dung đó và các kĩ năng cần rèn luyện thông qua bài học, sau đó dùng các kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội để thực hành – vận dụng giải quyết các vấn đề, tính huống thực tiễn của cuộc sống, do đó vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; vừa đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Mỗi bài học trong Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được viết theo hướng tiếp cận hoạt động của người học, gắn với việc phát triển các năng lực đặc thù của môn học, thể hiện qua các kí hiệu logo đặc trưng, đơn giản, không nhiều để học sinh và giáo viên dễ nhận ra và dễ nhớ. Ví dụ: các câu hỏi (logo ), chốt kiến thức, kĩ năng (lo go ), chốt năng lực (). Hệ thống các logo, kí hiệu thống nhất với SGK Hoá học 11 và SGK Hoá học 10, Chuyên đề học tập Hoá học 10.

Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Phần lớn tất cả các bài học trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.

2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học hoá học tích cực, hiệu quả.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.sachthietbigiaoduc.vn

Nhóm Facebook của các tác giả

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG với cách thể hiện nội dung chuẩn xác, khoa học, thú vị, gần gũi với học sinh, hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên dễ dàng triển khai, phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng thí nghiệm, vườn trường,...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

I. KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa HOÁ HỌC 11 – Bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG của nhóm tác giả Tác giả: LÊ KIM LONG (Tổng Chủ biên) – ĐẶNG XUÂN THƯ (Chủ biên) – NGUYỄN ĐĂNG ĐẠT – LÊ THỊ HỒNG HẢI – NGUYỄN VĂN HẢI – ĐƯỜNG KHÁNH LINH – TRẦN THỊ NHƯ MAI

và CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – Bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG của các tác giả LÊ KIM LONG (Tổng Chủ biên) – ĐẶNG XUÂN THƯ (Chủ biên) – NGUYỄN HỮU CHUNG – NGUYỄN ĐĂNG ĐẠT – NGUYỄN VĂN HẢI – ĐƯỜNG KHÁNH LINH – TRẦN THỊ NHƯ MAI để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

2. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa Học Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG ...............................

TỔ ................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm 2022

Địa điểm: Phòng Giáo viên

Tổng số thành viên: .....

Tổng số thành viên: .....

Số thành viên có mặt: .....

Thành viên vắng mặt: Không

I. NỘI DUNG NHẬN XÉT

A. TÊN SÁCH: HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tác giả: Cao Cự Giác (Chủ biên), Đặng Thị Thuận An, Nguyễn Đình Độ, Nguyễn Xuân Hồng Quân, Phạm Ngọc Tuấn

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa

HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

Sách giáo khoa (SGK) HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được biên soạn gồm 19 bài học thuộc 6 chương. Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn sách giáo khoa được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Với số bài học vừa phải, vừa đảm bảo cho giáo viên và học sinh hoàn thành chương trình môn học, vừa đảm bảo quỹ thời lượng mở để nhà trường và địa phương xây dựng, phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

Mỗi bài có mục tiêu rõ ràng, có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động, định hướng được cho GV khi dạy và phụ huynh học sinh hướng dẫn con em ở nhà để phát triển năng lực cho học sinh.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO xây dựng nhiều hoạt động học tập thú vị để học sinh có cơ hội được trải nghiệm kiến thức hoá học, tìm hiểu Các em được thực hiện các thí nghiệm chuẩn độ dung dịch base mạnh bằng dung dịch chuẩn acid mạnh trong bài Cân bằng trong dung dịch nước (Chương 1); Thực hành thí nghiệm phản ứng tráng bạc thông qua bài Hợp chất carbonyl hay phản ứng tạo ester trong bài Carboxylic acid (Chương 6) ứng dụng trong thực tiễn;… từ đó cho học sinh có góc nhìn khái quát hơn về ngành Hoá học, giúp định hướng cho nghề nghiệp tương lai.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường. Ví dụ các bài: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng, Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học,…

Trong sách có xây dựng các nội dung mở rộng nhằm xây dựng văn hoá đọc cho học sinh, kích thích sự ham học hỏi và tư duy khám phá, tìm hiểu khoa học và đồng thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: ứng dụng của nitrogen trong phẫu thuật lạnh, một số dẫn xuất halogen của hydrocarbon có hoạt tính sinh học cao, phương pháp điều chế khác của một số carboxylic acid thông dụng, ...

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được biên soạn theo cấu trúc: Chương Bài, nội dung các bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Nội dung các bài học trong SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO rất phong phú, gợi ý cho giáo viên và nhà trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ví dụ: Năng lực giao tiếp và hợp tác (thông qua các hoạt động tìm kiếm, thoả luận, trao đổi thông tin trong quá trình quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu); năng lực giải quyết vấn đề (thông qua các hoạt động tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới sống gần gũi với cuộc sống hằng ngày); năng lực nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về sinh học vào thực tiễn được giáo viên tổ chức dễ dàng, thuận lợi qua cách tiếp cận cấu trúc của mỗi bài học trong sách.

Một số bài học được trình bày dạng tiếp cận quan điểm tìm tòi – khám phá, tạo điều kiện để giáo viên và nhà trường có thể khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học bằng dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,…

Hình thức tổ chức dạy học được thể hiện và gợi ý trong sách rõ ràng, đa dạng. Nhìn vào nội dung và cấu trúc bài học được gợi ý trong sách, giáo viên có thể tổ chức dạy học trong lớp kết hợp dạy học ngoài lớp, tham quan,… và học sinh sẽ có cơ hội được trải nghiệm trong các hoạt động thực hành, gắn với thực tiễn cao. Ví dụ bài: Phản ứng thế, phản ứng cộng của hydrocarbon, thí nghiệm nhận biết ion ammonium có trong phân đạm,...

Tất cả các hoạt động trong SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO đều mở về hình thức tổ chức hoạt động. Khi tổ chức hoạt động cho HS, GV có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng một hoạt động.

Tăng cường tổ chức cho học sinh vận dụng các kiến thức vào thực tiễn để gia tăng hoạt động trải nghiệm trong môn học. Các bài có gợi ý tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tìm hiểu như trao đổi, tìm kiếm, thu thập thông tin,… nhằm tạo cơ hội cho học sinh được tham gia rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Nội dung SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO mang tính tích hợp cao, đặc biệt thể hiện tính tích hợp liên môn cao giữa môn Hoá học với môn Toán, môn Văn học, môn Vật lí, môn Sinh học,...

Trong một số bài trong sách có các nội dung Mở rộng để cung cấp thêm thông tin bổ sung, mở rộng cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tự học, tự tìm hiểu.

Bên cạnh đó, các nội dung lí thuyết sẽ đi song hành cùng thực hành, không chỉ hướng đến các kiến thức khoa học của môn học mà còn giúp đánh giá học sinh thông qua việc quan sát quá trình học sinh chuẩn bị, thực hiện thí nghiệm (nghiên cứu thí nghiệm, thực hành thao tác, quan sát kết quả và ghi nhận hiện tượng), báo cáo và đánh giá kết quả thí nghiệm. Đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và nhà trường có thể khai thác, hình thành và đánh giá phẩm chất cho học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh THCS và THPT.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được biên soạn với cấu trúc thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của học sinh. Giáo viên dễ hiểu và có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi bài học của môn học.

Mỗi nội dung bài học phân loại thành bốn dạng hoạt động với một nội dung Mở rộng:

(1) Hoạt động Mở đầu, khởi động với logo:

(2) Hoạt động Hình thành kiến thức mới với các logo sau:

(3) Hoạt động Luyện tập với logo:

(4) Hoạt động Vận dụng với logo:

(5) Nội dung Mở rộng với logo:

nhằm tạo thuận lợi cho giáo viên khi thực hiện đánh giá năng lực học tập của học sinh.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chương của SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. GV chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung chất liệu trải nghiệm. GV có thể đảo đổi vị trí các chủ đề thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục mà không ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu giáo dục.

Ví dụ với bài: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hoá học, GV có thể tuỳ chọn linh động hoá chất thí nghiệm, sao cho phù hợp với điều kiện của trường và địa phương, qua đó lồng ghép giáo dục các em HS mà vẫn có thể đảm bảo được mục tiêu của bài học. GV có thể tuỳ chọn cách tổ chức hoạt động dạy học nên kế hoạch giáo dục là linh hoạt và mềm dẻo.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nội dung SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT. Nội dung bài học được thiết kế với các tình huống hay vấn đề dẫn nhập gần gũi với học sinh. Sách có các hoạt động đa dạng từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với học sinh. Khi thực hiện trải nghiệm theo các phần và chương trong sách, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động từ dễ đến khó, đầu tiên là nhận diện – khám phá nội dung, sau đó tìm hiểu – mở rộng về các nội dung đó và các kĩ năng cần rèn luyện thông qua bài học, sau đó dùng các kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội để thực hành – vận dụng giải quyết các vấn đề, tính huống thực tiễn của cuộc sống.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Mỗi bài học trong SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO đều có mục tiêu rõ ràng, có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động, định hướng được cho GV khi dạy và phụ huynh học sinh hướng dẫn con em ở nhà để phát triển năng lực cho học sinh.

Mỗi bài học được viết theo hướng tiếp cận hoạt động của người học, gắn với việc phát triển các năng lực đặc thù của môn học, thể hiện qua các kí hiệu logo đặc trưng, đơn giản, không nhiều để học sinh và giáo viên dễ nhận ra và dễ nhớ. Hoạt động Mở đầu, khởi động (logo ); Hoạt động hình thành kiến thức (logo ), Hoạt động luyện tập (logo ) và Hoạt động vận dụng kiến thức (logo ).

Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Phần lớn tất cả các bài học trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.chantroisangtao.vn

Nhóm Facebook của các tác giả

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO với cách thể hiện nội dung chuẩn xác, khoa học, thú vị, gần gũi với học sinh, hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng thí nghiệm,...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

B. TÊN SÁCH: CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tác giả: Cao Cự Giác (Chủ biên), Đặng Thị Thuận An, Nguyễn Đình Độ, Nguyễn Xuân Hồng Quân, Phạm Ngọc Tuấn

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được biên soạn gồm 9 bài học thuộc 3 chuyên đề. Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn sách giáo khoa được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Với số bài học vừa phải, vừa đảm bảo cho giáo viên và học sinh hoàn thành chương trình môn học, vừa đảm bảo quỹ thời lượng mở để nhà trường và địa phương xây dựng, phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

Mỗi bài có mục tiêu rõ ràng, có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động, định hướng được cho GV khi dạy và phụ huynh học sinh hướng dẫn con em ở nhà để phát triển năng lực cho học sinh.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO xây dựng nhiều hoạt động học tập thú vị, cung cấp kiến thức chuyên sâu để học sinh có cơ hội được trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức hoá học về các loại phân bón thông qua các bài thuộc Chuyên đề 1: Phân bón; trải nghiệm các quy trình thực hành hoá học hữu cơ như tách tinh dầu, làm xà phòng, điều chế glucosamine trong Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ; tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến dầu mỏ trong Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường. Ví dụ các bài: Tách tinh dầu (Bài 4), làm xà phòng (Bài 5), điều chế glucosamine (Bài 6).

Trong sách có xây dựng các nội dung Mở rộng nhằm xây dựng văn hoá đọc cho học sinh, kích thích sự ham học hỏi và tư duy khám phá, tìm hiểu khoa học và đồng thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn cuộc sống.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được biên soạn theo cấu trúc: Chuyên đề Bài, nội dung các bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Nội dung các bài học trong Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO tạo rất phong phú, gợi ý cho giáo viên và nhà trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ví dụ: Năng lực giao tiếp và hợp tác (thông qua các hoạt động tìm kiếm, thoả luận, trao đổi thông tin trong quá trình quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu); năng lực giải quyết vấn đề (thông qua các hoạt động tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới sống gần gũi với cuộc sống hằng ngày); năng lực nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hoá học vào thực tiễn được giáo viên tổ chức dễ dàng, thuận lợi qua cách tiếp cận cấu trúc của mỗi bài học trong sách.

Một số bài học được trình bày dạng tiếp cận quan điểm tìm tòi khám phá, tạo điều kiện để giáo viên và nhà trường có thể khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học bằng dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,…

Hình thức tổ chức dạy học được thể hiện và gợi ý trong sách rõ ràng, đa dạng. Nhìn vào nội dung và cấu trúc bài học được gợi ý trong sách, giáo viên có thể tổ chức dạy học trong lớp, tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm trong môn học. Các bài học có gợi ý tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực hành như trao đổi, tìm hiểu, khảo sát, thu thập thông tin,… nhằm tạo cơ hội cho học sinh được tham gia rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Nội dung Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO mang tính tích hợp cao, đặc biệt thể hiện tính tích hợp liên môn cao giữa môn Hoá học với môn Toán, môn Văn học, môn Vật lí và Hoạt động trải nghiệm. Vừa hỗ trợ phát triển năng lực ngôn ngữ, cho học sinh vừa phát triển kĩ năng sống.

Trong một số bài trong sách có các nội dung Mở rộng để cung cấp thêm thông tin bổ sung, mở rộng cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tự học, tự tìm hiểu.

Bên cạnh đó, các nội dung lí thuyết sẽ đi song hành cùng thực hành, không chỉ hướng đến các kiến thức khoa học của môn học mà còn giúp đánh giá học sinh thông qua việc quan sát quá trình học sinh chuẩn bị, thực hiện thí nghiệm (nghiên cứu thí nghiệm, thực hành thao tác, quan sát kết quả và ghi nhận hiện tượng), báo cáo và đánh giá kết quả thí nghiệm. Đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và nhà trường có thể khai thác, hình thành và đánh giá phẩm chất cho học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh THCS và THPT.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được biên soạn với cấu trúc thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của học sinh. Giáo viên dễ hiểu và có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi bài học của môn học.

Mỗi nội dung bài học phân loại thành bốn dạng hoạt động với một nội dung Mở rộng:

(1) Hoạt động Mở đầu, khởi động với logo:

(2) Hoạt động Hình thành kiến thức mới với các logo sau:

(3) Hoạt động luyện tập với logo:

(4) Hoạt động vận dụng với logo:

(5) Nội dung Mở rộng với logo:

nhằm tạo thuận lợi cho giáo viên khi thực hiện đánh giá năng lực học tập của học sinh.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chủ đề của sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO tạo đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. GV chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung chất liệu trải nghiệm. GV có thể đảo đổi vị trí các chủ đề thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục mà không ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu giáo dục.

Ví dụ các bài thuộc Chuyên đề 2 như Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên, Chuyển hoá chất béo thành xà phòng, Điều chế glucosamine từ vỏ tôm, GV có thể tuỳ chọn tời gian, địa điểm, cách tổ chức hoạt động dạy học mạch bài của chuyên đề sao cho phù hợp với điều kiện của trường và địa phương nên kế hoạch giáo dục là linh hoạt và mềm dẻo.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nội dung Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT. Nội dung bài học được thiết kế với các tình huống hay vấn đề dẫn nhập gần gũi với học sinh. Sách có các hoạt động đa dạng từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với học sinh. Khi thực hiện trải nghiệm theo các phần và chương trong sách, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động từ dễ đến khó, đầu tiên là nhận diện – khám phá nội dung, sau đó tìm hiểu – mở rộng về các nội dung đó và các kĩ năng cần rèn luyện thông qua bài học, sau đó dùng các kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội để thực hành – vận dụng giải quyết các vấn đề, tính huống thực tiễn của cuộc sống.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Mỗi bài học trong Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO đều có mục tiêu rõ ràng, có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động (sử dụng thống nhất bộ icon kí hiệu với SGK Hoá học 11), định hướng được cho GV khi dạy và phụ huynh học sinh hướng dẫn con em ở nhà để phát triển năng lực cho học sinh.

Mỗi bài học được viết theo hướng tiếp cận hoạt động của người học, gắn với việc phát triển các năng lực đặc thù của môn học, thể hiện qua các kí hiệu logo đặc trưng, đơn giản, không nhiều để học sinh và giáo viên dễ nhận ra và dễ nhớ. Hoạt động Mở đầu, khởi động (logo ); Hoạt động hình thành kiến thức (logo ), Hoạt động luyện tập (logo ) và Hoạt động vận dụng kiến thức (logo ).

Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Phần lớn tất cả các bài học trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.chantroisangtao.vn

Nhóm Facebook của các tác giả

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO với cách thể hiện nội dung chuẩn xác, khoa học, thú vị, gần gũi với học sinh, hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng thí nghiệm, vườn trường,...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

III. KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa HOÁ HỌC 11 và CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 – Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO do Cao Cự Giác làm Chủ biên cùng các tác giả: Đặng Thị Thuận An, Nguyễn Đình Độ, Nguyễn Xuân Hồng Quân, Phạm Ngọc Tuấn để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

3. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa Học Cánh Diều

Đang cập nhật...

Trên đây là mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa Học cả 3 bộ sách mới kèm file tải về. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
2 1.348
0 Bình luận
Sắp xếp theo