Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Âm nhạc (Cả 3 bộ sách)

Tải về

Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Âm nhạc (Cả 3 bộ sách) năm học 2023-2024 là Biên bản họp tổ chuyên môn Nhận xét sách giáo khoa lớp 11 theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Mẫu Biên bản họp lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 11 môn Âm nhạc được HoaTieu.vn chia sẻ nhằm hỗ trợ thầy cô trong thực hiện công tác nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 11 của trường mình.

1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Âm nhạc Kết nối tri thức

TRƯỜNG ……

TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng .. năm 2022

Địa điểm: Phòng Giáo viên

Tổng số thành viên: …

Tổng số thành viên: ….

Số thành viên có mặt: ….

Thành viên vắng mặt: Không

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: ÂM NHẠC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: Phạm Phương Hoa (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Phạm Xuân Cung – Trần Thị Thu Hà – Nguyền Đỗ Hiệp – Nguyễn Quang Tùng.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo các chủ đề và bài học phù hợp lứa tuổi của học sinh. Nội dung các chủ đề, bài học được thiết kế đa dạng với các ngữ liệu phong phú, gần gũi với văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, tính chất vùng miền… Ngay từ chủ đề đầu tiên, các mạch nội dung đều tập trung vào những nét giai điệu mang chất liệu âm nhạc dân tộc, hướng HS về nguồn cội, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, giúp HS thêm yêu những nét giai điệu quê hương.

− Mỗi mạch nội dung đều có mục tiêu rõ ràng, có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động, định hướng được cho GV khi dạy và phụ huynh học sinh hướng dẫn con em ở nhà để phát triển năng lực cho học sinh.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

SGK ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống xây dựng nhiều hoạt động học tập thú vị để học sinh có cơ hội được khám phá, trải nghiệm những nét đẹp của văn hoá Việt Nam thông qua những hình ảnh minh hoạ sinh động, những bản nhạc đầy hình tượng (Dâng người tiếng hát mùa xuân, Lí quạ kêu, Cho tôi yêu, ...). Tất cả đều giúp học sinh tìm thấy hình ảnh của chính quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, gợi lại những kỉ niệm ấu thơ đầy tươi đẹp.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

SGK ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường. Ví dụ: Chủ đề 3 Giai điệu quê hương, GV có thể sử dụng những hình ảnh của địa phương lồng ghép vào hoạt động dạy học hoặc thay thế bài học hát bằng bài dân ca của địa phương, Chủ đề 4. Giai điệu kí ức có thể thay thế bài nghe nhạc bằng bài hát của địa phương…

Cuối mỗi bài học, GV có thể khuyến khích HS bộc lộ năng lực qua hoạt động vận dụng, sáng tạo, kích thích sự ham học hỏi và tư duy khám phá, tìm hiểu và thực hành âm nhạc trong đời sống hằng ngày.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

SGK ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo cấu trúc: Chủ đề, bài học, nội dung các bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

SGK ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn sát với chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc, vì vậy phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Nội dung các bài học trong SGK ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống rất phong phú, tất cả các hoạt động trong SGK đều mang tính mở về hình thức tổ chức hoạt động dạy học. GV được hoàn toàn chủ động trong việc khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học thực hành, dạy học dựa trên trải nghiệm, dạy học phân hoá,…

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng gợi ý các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS. Ví dụ: Năng lực giao tiếp và hợp tác (thông qua các hoạt động tìm kiếm thông tin, thảo luận, hát đồng ca, hát bè,…); năng lực giải quyết vấn đề, tự chủ và tự học (thông qua các hoạt động tổ chức cho HS lựa chọn câu nhạc và tự đọc nhạc, đề xuất hình thức ca hát và lập nhóm luyện tập, thể hiện,…); năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc (thông qua hoạt động ứng tác và biến tấu khi chơi nhạc, dàn dựng và biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp để biểu diễn trong và ngoài nhà trường),…

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Nội dung SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được tích hợp, lồng ghép với các môn học khác thông qua ngữ liệu bài học như môn Địa lí (vùng, miền, địa danh), Văn học (viết văn, thuyết trình), Tin học (làm slide PowerPoint), Mĩ thuật (thiết kế PowerPoint). Các kiến thức liên môn sẽ hỗ trợ năng lực ngôn ngữ, nâng cao kiến thức xã hội, phát triển kĩ năng tìm kiếm, tích hợp cho HS, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn với cấu trúc nội dung thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của HS. GV có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi mạch nội dung của môn học. Mỗi mạch nội dung phân loại thành bốn dạng hoạt động:

(1) Hoạt động Khởi động: Dẫn dắt HS tiếp cận bài học mới bằng yêu cầu gợi mở, kết nối với các kiến thức đã biết, định hướng vào bài học mới, tạo động lực và hứng thú học tập.

(2) Hoạt động Khám phá: Hình thành kiến thức mới dựa trên các hoạt động khám phá, tìm hiểu kết hợp với các kiến thức đã có của HS. HS trực tiếp tham gia vào quá trình phát hiện, hình thành kiến thức mới, vận dụng kiến thức.

(3) Hoạt động Luyện tập: HS trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu để củng cố kiến thức, kĩ năng đã được khám phá.

(4) Hoạt động Vận dụng sáng tạo: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào các hoạt động âm nhạc, giúp HS mở rộng hiểu biết và thể hiện năng lực của bản thân.

Các nội dung với cấu trúc này tạo thuận lợi cho GV khi thực hiện đánh giá năng lực học tập của HS.

Quan trọng nhất, ở đầu mỗi chủ đề, bài học đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS được quy định trong Chương trình.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chủ đề, bài học của SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều viết theo hướng mở, chủ yếu định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. GV chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung chất liệu trải nghiệm.

Ngoài ra, thời lượng của mỗi mạch nội dung cũng không quy định cụ thể. Tuỳ vào tình hình thực tế của địa phương và trình độ của HS, nhà trường, GV chủ động, linh hoạt tự điều chỉnh số tiết của mỗi mạch nội dung để triển khai dạy học hiệu quả.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được xây dựng với nội dung, phương pháp phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và trải nghiệm của HS. HS được học những kiến thức mới/nâng cao hơn so với các kiến thức được học ở cấp Trung học cơ sở, các kiến thức Âm nhạc 10, sử dụng các phương pháp đặc thù của bộ môn như phương pháp dùng lời kết hợp với phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc.

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nội dung SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT.

Nội dung bài học được thiết kế với cách dẫn nhập đơn giản, gần gũi với học sinh. Sách có các hoạt động đa dạng từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với học sinh. Khi thực hiện trải nghiệm theo các Phần một: Kiến thức chung và Phần hai: Phương án lựa chọn và các chủ đề/bài học trong sách, học sinh được tham gia các hoạt động từ dễ đến khó, đầu tiên là nhận diện – khám phá nội dung, sau đó tìm hiểu – mở rộng về các nội dung đó và các kĩ năng cần rèn luyện thông qua bài học, sau đó dùng các kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội để thực hành âm nhạc – vận dụng trong các hoạt động âm nhạc.

Các nội dung cũng được thiết kế để tạo điều kiện để HS có cơ hội tự chủ trong học tập, cơ hội sáng tạo. Tự chủ, sáng tạo trong đề xuất nhạc cụ để gõ đệm; đề xuất hình thức thể hiện bài hát,…; lựa chọn thử nghiệm hoà âm, sáng tạo âm nhạc,...

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Mỗi bài học trong SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động, định hướng được cho GV khi dạy và học sinh cũng có thể tự học dựa trên các kí hiệu chỉ dẫn.

Mỗi bài học được viết theo hướng tiếp cận hoạt động của người học, gắn với việc phát triển các năng lực đặc thù của môn học, thể hiện qua các kí hiệu logo đặc trưng, đơn giản, không nhiều để học sinh và giáo viên dễ nhận ra và dễ nhớ.

Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Phần lớn tất cả các bài học trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

Nhóm Nhóm Facebook của các tác giả.

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống với cách thể hiện nội dung chuẩn xác, khoa học, thú vị, gần gũi với học sinh, hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

B. TÊN SÁCH: CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: Phạm Phương Hoa (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Trần thị Thu Hà – Phạm Hoàng Trung – Nguyễn Quang Tùng.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm 3 chuyên đề với 9 bài học. Nội dung các bài học được thiết kế với các ngữ liệu phong phú, gần gũi với văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, tính chất vùng miền…

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống xây dựng nhiều hoạt động học tập thú vị, cung cấp kiến thức chuyên sâu để học sinh có cơ hội được trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc, kĩ năng biểu diễn nhạc cụ, kĩ năng chỉ huy. Đây là những kiến thức thú vị, hữu ích và thiết thực giúp HS thực hành âm nhạc một cách dễ dàng hơn,… giúp HS định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được cấu trúc theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường. Các ví dụ, bài tập trong sách đều mang tính chất gợi ý, GV hoàn toàn có thể bổ sung ngữ liệu phù hợp với đặc thù của địa phương.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo cấu trúc: Chuyên đề - Bài, nội dung các bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn sát với chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc, vì vậy phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống rất phong phú, tất cả các hoạt động trong SGK đều mang tính mở về hình thức tổ chức hoạt động dạy học. GV được hoàn toàn chủ động trong việc khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học thực hành, dạy học dựa trên trải nghiệm, dạy học phân hoá,…

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng gợi ý các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS. Ví dụ: Năng lực giao tiếp và hợp tác (thông qua các hoạt động tìm kiếm thông tin, thảo luận, luyện tập theo nhóm,…); năng lực giải quyết vấn đề, tự chủ và tự học (thông qua các hoạt động thiết kế, tổ chức các hình thức biểu diễn hát đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, đồng ca, hợp xướng, biểu diễn độc tấu guitar hay hoà tấu guitar…); năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc (thông qua hoạt động lựa chọn bài hát/chọn bài biểu diễn nhạc cụ và dàn dựng kết hợp đệm hát cho nhau),…

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Nội dung sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được tích hợp, lồng ghép với các môn học khác thông qua ngữ liệu bài học như môn Địa lí (vùng, miền, địa danh), Văn học (phân tích bản nhạc về mặt nội dung, cấu trúc, giọng điệu), Các kiến thức liên môn sẽ hỗ trợ năng lực ngôn ngữ, nâng cao kiến thức xã hội, phát triển kĩ năng tìm kiếm, tích hợp cho HS, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn với cấu trúc nội dung thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của HS. GV có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi mạch nội dung của môn học. Mỗi bài học phân loại thành 4 dạng hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng sáng tạo.

Các nội dung với cấu trúc này tạo thuận lợi cho GV khi thực hiện đánh giá năng lực học tập của HS.

Quan trọng nhất, ở đầu mỗi chuyên đề đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS được quy định trong Chương trình.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chủ đề của sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. GV chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung chất liệu trải nghiệm mà không ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu giáo dục.

Ngoài ra, thời lượng của mỗi bài cũng không quy định cụ thể. Tuỳ vào tình hình thực tế của địa phương và trình độ của HS, nhà trường, GV chủ động, linh hoạt tự điều chỉnh số tiết của mỗi bài để triển khai dạy học hiệu quả.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được xây dựng với nội dung, phương pháp phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và trải nghiệm của HS. HS được học những kiến thức mới/ nâng cao hơn với các kiến thức đã được học ở cấp Trung học cơ sở và ở lớp 10, sử dụng các phương pháp đặc thù của bộ môn như phương pháp dùng lời kết hợp với phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc.

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nội dung Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT.

Nội dung bài học được thiết kế với cách dẫn nhập đơn giản, gần gũi với học sinh. Sách có các hoạt động đa dạng từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với học sinh. Khi thực hiện trải nghiệm theo các bài học, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động từ dễ đến khó, đầu tiên là nhận diện – khám phá nội dung, sau đó tìm hiểu – mở rộng về các nội dung đó và các kĩ năng cần rèn luyện thông qua bài học, sau đó dùng các kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội để thực hành âm nhạc – vận dụng trong các hoạt động âm nhạc.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Mỗi bài học trong sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động, định hướng được cho GV khi dạy và học sinh cũng có thể tự học dựa trên các kí hiệu chỉ dẫn.

Mỗi bài học được viết theo hướng tiếp cận hoạt động của người học, gắn với việc phát triển các năng lực đặc thù của môn học, thể hiện qua các kí hiệu logo đặc trưng, đơn giản, không nhiều để học sinh và giáo viên dễ nhận ra và dễ nhớ.

Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Phần lớn tất cả các bài học trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

Nhóm Facebook của các tác giả

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống với cách thể hiện nội dung chuẩn xác, khoa học, thú vị, gần gũi với học sinh, hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

III. KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống của nhóm tác giả Phạm Phương Hoa (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Phạm Xuân Cung – Trần Thị Thu Hà – Nguyền Đỗ Hiệp – Nguyễn Quang Tùng và CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ÂM NHẠC 11 Kết nối tri thức với cuộc sống của nhóm tác giả Phạm Phương Hoa (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Trần thị Thu Hà – Phạm Hoàng Trung – Nguyễn Quang Tùng để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

2. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Âm nhạc Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG TH ……

TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi….giờ… phút ngày…tháng….năm 2023

Địa điểm:….

Tổng số thành viên: …

Tổng số thành viên: ….

Số thành viên có mặt: ….

Thành viên vắng mặt: Không

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: ÂM NHẠC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tác giả: HỒ NGỌC KHẢI (Tổng Chủ biên) – NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG (Chủ biên)

– TRẦN HOÀNG THỊ ÁI CẦM – TRẦN ĐỨC – NGUYỄN VĂN HẢO – PHAN THỊ THU LAN – LÊ MINH PHƯỚC – NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THƯ

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

ÂM NHẠC 11 – Chân trời sáng tạo

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,... trên địa bàn.

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo được biên soạn theo chủ đề gắn liền với các sự kiện liên quan đến đời sống, văn hoá, gia đình và xã hội. Nội dung các chủ đề thiết kế đa dạng với các ngữ liệu phong phú, gần gũi với đời sống của HS và địa phương. Đặc biệt, sách chú trọng đến yếu tố giữ gìn phát huy bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam nên chất liệu âm nhạc dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu; từ đó, giúp HS thêm yêu những giá trị văn hoá dân tộc. Ví dụ: chủ đề 3, chủ đề 4.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp,...).

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo xây dựng được nhiều hoạt động để HS có cơ hội khám phá, trải nghiệm những nét đẹp văn hoá Việt Nam thông qua những hình ảnh chủ đề được minh hoạ sinh động để HS bước đầu có những trải nghiệm thú vị về những vùng đất của Việt Nam, và trong đó có những hình ảnh của chính địa phương.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo viết theo chủ đề, mỗi chủ đề thực hiện trong 1 tháng (từ 7 đến 8 tiết) và gắn với các sự kiện đời sống, văn hoá, xã hội, gia đình. GV hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn nội dung dạy học sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Ví dụ: chủ đề 2 Suối nguồn dân ca, GV có thể sử dụng những hình ảnh của địa phương lồng ghép vào hoạt động dạy học, hoặc sử dụng bài hát của địa phương để hướng dẫn dạy nghe nhạc.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

SGK ÂN11– Chân trời sáng tạo được Bộ Tài chính duyệt giá bán sách, phù hợp với kinh tế của người dân địa phương và có thể sử dụng lâu dài.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, GV; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo được biên soạn sát với chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc 2018, vì vậy phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp GV dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho HS.

Tất cả các hoạt động trong SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo đều mở về hình thức tổ chức hoạt động. GV hoàn toàn được chủ động trong việc sắp xếp các nội dung dạy học; bên cạnh đó, sách đưa ra các hoạt động dạy học rất da dạng, chính là cơ sở để GV tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp GV có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo có thể tích hợp, lồng ghép với các môn học khác thông qua các ngữ liệu bài học, hình ảnh minh hoạ như: bài hát, nghe nhạc, tranh chủ đề,… từ đó góp phần hình thành cho HS những năng lực chung và hình thành những phẩm chất cần thiết theo quy định trong chương trình.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp GV có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của HS.

Tất cả các chủ đề của SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS được quy định trong Chương trình. Các lệnh hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, GV có thể sử dụng chính hoạt động để đánh giá HS. Cuối các chủ đề đều hướng dẫn HS tự đánh giá, đánh giá bạn và GV đánh giá.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và GV tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chủ đề của SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. GV chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung bài học, đảo đổi vị trí các chủ đề thực hiện khi xây dụng kế hoạch giáo dục hoặc các mạch nội dung trong chủ đề mà không ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu giáo dục.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi HS.

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS lớp 11 với những hình ảnh minh hoạ sinh động và gần gũi.

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số HS ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi HS.

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo chú ý đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh được thể hiện trên các bình diện nội dung dạy học, phương pháp dạy học, tương tác trong dạy học. Từ đó, có nhiều biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. Có những biện pháp tác động vào nội dung dạy học thể hiện ở các lệnh hoạt động, các bài tập, có những biện pháp tác động vào phương pháp, hình thức dạy học, có những biện pháp tác động vào phương tiện dạy học, có những biện pháp tác động vào quan hệ tương tác giữa thầy – trò, trò – trò. Nguyên tắc này được thể hiện trong sách giáo khoa Âm nhạc 10 như sau:

– Chú ý tính vừa sức khi xây dựng các hoạt động/ bài tập: Các lệnh điều hành hoạt động học tập dễ hiểu và được cân nhắc kĩ để xây dựng phù hợp cho HS từ vùng sâu xa cho đến học sinh ở thành phố. Các dạng mức độ hoạt động có cả dạng dễ, vừa và khó được đưa ra theo lối dạy học phân hoá chính là đáp ứng vấn đề này.

– Tạo điều kiện để HS có cơ hội tự chủ trong học tập, cơ hội sáng tạo. Tự chủ, sáng tạo trong đề xuất nhạc cụ để gõ đệm; đề xuất hình thức thể hiện bài hát, trình diễn,…; lựa chọn tiết tấu, sáng tạo tiết tấu, nét nhạc, sáng tạo sản phẩm âm nhạc;…

– Tạo cơ hội để đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động dạy học: đi theo tiến trình giờ học – khởi động, khám phá, thực hành luyện tập, vận dụng; các phương pháp dạy học tích cực gây hứng thú: thảo luận, thi đố, trò chơi, sắm vai,… sử dụng tối đa các phương tiện dạy học: Nhạc cụ, tranh ảnh, video,...

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp HS xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của HS.

Tất cả các hoạt động trong SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo đều rõ ràng về:

– Tên hoạt động

– Sản phẩm cần đạt được sau hoạt động

– Chỉ dẫn cách thực hiện hoạt động.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho HS học tích cực, hiệu quả.

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.chantroisangtao.vn

www.sachthietbigiaoduc.vn

Nhóm Facebook của các tác giả:

https://www.facebook.com/groups/SGK.AN.Chantroisangtao

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,...) của địa phương.

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo với cách thể hiện nội dung rất thú vị, gần gũi với HS, nhiều hình ảnh đẹp mắt, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK ÂN11 – Chân trời sáng tạo sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

III. KẾT LUẬN:

Kết qủa bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Âm nhạc 11 – Chân trời sáng tạo do Hồ Ngọc Khải (Tổng Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

3. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Âm nhạc Cánh Diều

Đang cập nhật...

Trên đây là mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Âm nhạc cả 3 bộ sách mới kèm file tải về. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
4 639
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Âm nhạc (Cả 3 bộ sách)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm