Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Mĩ thuật (Cả 3 bộ sách)

Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Mĩ thuật (Cả 3 bộ sách) năm học 2023-2024 là Biên bản họp tổ chuyên môn Nhận xét sách giáo khoa lớp 11 theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Mẫu Biên bản họp lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 11 môn Mĩ thuật được HoaTieu.vn chia sẻ dưới đây bao gồm nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 11 cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều. Mời thầy cô tải file từ đường link trong bài viết.

1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Mĩ thuật Kết nối tri thức

TRƯỜNG ……

TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng .. năm 2023

Địa điểm: Phòng Giáo viên

Tổng số thành viên: …

Tổng số thành viên: ….

Số thành viên có mặt: ….

Thành viên vắng mặt: Không

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

A. TÊN SÁCH: MĨ THUẬT 10KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: Đinh Gia Lê (Tổng chủ biên) – Phạm Duy Anh, Trịnh Sinh (đồng Chủ biên)

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

MĨ THUẬT 11Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

− SGK Mĩ thuật 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn gồm 10 nội dung giáo dục và chuyên đề học tập. Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn sách giáo khoa được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Nội dung biên soạn đáp ứng được tiêu chí đặt ra trong Chương trình môn học, vừa đảm bảo quỹ thời lượng mở để nhà trường và địa phương xây dựng, phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở mỗi địa bàn. Những hình ảnh trong sách đa dạng, phong phú, góp phần truyền tải giá trị văn hóa, phù hợp với mỗi nội dung giáo dục.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống xây dựng nhiều hoạt động học tập thú vị để học sinh có cơ hội được trải nghiệm kiến thức về nghệ thuật thị giác, phù hợp với nội dung, yêu cầu đặt ra trong Chương trình môn học, cũng như giúp định hướng cho nghề nghiệp tương lai như: Họa sĩ thiết kế mĩ thuật điện đảnh, Kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế thời trang, nhà thiết kế đồ họa, nhà phê bình lí luận,...

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường. Ví dụ các nội dung Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện; Kiến trúc; Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh,... sử dụng ngay đặc điểm về không gian, bối cảnh trong thực hành và vận dụng, sáng tạo.

Mỗi nội dung trong sách có phần Em có biết nhằm cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức liên quan đến chủ đề nhằm kích thích sự ham học hỏi và tư duy khám phá, tìm hiểu, cũng như giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn cuộc sống liên quan.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo định hướng không có chỗ cho HS viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Mỗi cuốn sách có số trang từ 32 - 40 trang, học sinh lựa chọn nội dung nào thì mua cuốn đấy nên tiết kiệm được chi phí. Giá sách khoảng từ 6 – 7.000 đồng phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Mặc dù có 10 nội dung nhưng chỉ có 3 nội dung có tên gọi mới ở cấp THPT là: Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện; Kiến trúc; Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh và chỉ mang tính phổ thông, không đi vào chuyên ngành sâu nên GV hoàn toàn có khả năng tổ chức các hoạt động dạy học. Sản phẩm thực hành của học sinh không yêu cầu thiết bị đặc dụng, khó kiếm nên phù hợp khả năng triển khai đại trà. Sách được thiết kế theo các hoạt động học nên thuận tiện, đồng bộ trong đổi mới phương pháp dạy học tích cực.

Nội dung các bài học trong SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống rất phong phú, gợi ý cho giáo viên và nhà trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Các dạng thực hành trong sách Mĩ thuật 11 được trình bày dạng tiếp cận cấu trúc năng lực mĩ thuật như: quan sát - khám phá, sáng tạo - ứng dụng, phân tích - đánh giá nên tạo điều kiện để giáo viên và nhà trường có thể khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học bằng dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,…

Hình thức tổ chức dạy học được thể hiện và gợi ý trong sách học sinh và sách giáo viên rõ ràng, đa dạng. Nhìn vào nội dung và cấu trúc bài học được gợi ý trong sách, giáo viên có thể tổ chức dạy học trong lớp kết hợp dạy học ngoài lớp, tham quan,… và học sinh sẽ có cơ hội được trải nghiệm trong các hoạt động thực hành, gắn với thực tiễn cao. Ví dụ như trong nội dung Hội họa, Điêu khắc,... học sinh hoàn toàn có thể thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật ở thời gian và thời điểm phù hợp theo kế hoạch giáo dục chung của nhà trường.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Nội dung SGK Mĩ thuật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống mang tính tích hợp cao, đặc biệt thể hiện tính tích hợp liên nội dung trong môn Mĩ thuật và liên môn cao giữa môn Mĩ thuật với môn Ngữ Văn (khai thác hình ảnh từ ngôn từ), môn Tiếng Anh (tra cứu tài liệu và hình ảnh tác phẩm) và Giáo dục địa phương (khai thác vẻ đẹp từ cuộc sống tại địa phương trong sáng tạo sản phẩm mĩ thuật). Điều này vừa hỗ trợ phát triển năng lực ngôn ngữ, cho học sinh vừa phát triển kĩ năng sống thông qua các dự án học tập, thực hành và điều tra thực tế tại địa phương.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

SGK Mĩ thuật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn với cấu trúc các bài học thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của học sinh. GV dễ hiểu và có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi bài học của môn học, cũng như kiểm soát được quá trình lĩnh hội của học sinh một cách tường minh.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các bài của SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. Căn cứ theo yêu cầu cần đạt, GV có thể tuỳ chọn phương pháp và lồng ghép hình ảnh đặc thù của địa phương sao cho phù hợp với điều kiện tổ chức của cơ sở vật chất nhà trường và địa phương, cũng như khả năng nhận thức của đối tượng học sinh trên địa bàn nên kế hoạch giáo dục là linh hoạt và mềm dẻo.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nội dung và các dạng thực hành trong SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nội dung bài học được thiết kế với các tình huống hay vấn đề dẫn nhập gần gũi với học sinh. Sách có các hoạt động đa dạng từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với học sinh. Khi thực hiện trải nghiệm sẽ cho được những sản phẩm mĩ thuật mà mức độ đạt được đảm bảo yếu tố đại trà - phân hóa - năng khiếu, học sinh ở các mức độ không bị cản trở trong việc học hay phát triển năng lực của bản thân.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Mỗi bài học trong SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống đều có mục tiêu rõ ràng, có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động, định hướng được cho GV khi dạy và khả năng tự học của học sinh. Do đó, sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức, năng lực mới trong bài học và gắn kết theo các thành phần trong năng lực mĩ thuật.

2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

Kênh YouTube của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Diễn đàn của bộ sách trên facebook: SGK Mĩ thuật Trung học phổ thông, NXBGDVN. Đây là nơi trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc, chia sẻ nghiệp vụ của nhóm tác giả, giáo viên mĩ thuật cấp THPT trên cả nước, cũng như cam kết đồng hành của nhóm tác giả với GV trong quá trình triển khai bộ sách ở địa phương.

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống với cách thể hiện nội dung chuẩn xác, khoa học, thú vị, gần gũi với học sinh, hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường nói riêng và của địa phương nói chung.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học chuyên biệt, vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

B. TÊN SÁCH: CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP MĨ THUẬT 11KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SÔNG

Tác giả: Đinh Gia Lê (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên) – Nguyễn Thị May, Đào Thị Hà

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP MĨ THUẬT 11KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SÔNG

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

− Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn gồm 6 bài học và 3 bài ôn tập chuyên đề. Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn sách giáo khoa được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Với số bài học vừa phải, vừa đảm bảo cho giáo viên và học sinh hoàn thành chương trình môn học, vừa đảm bảo quỹ thời lượng mở để nhà trường và địa phương xây dựng, phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

− Mỗi bài có mục tiêu rõ ràng, có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động, định hướng được cho GV khi dạy và phụ huynh học sinh hướng dẫn con em ở nhà để phát triển năng lực cho học sinh.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống xây dựng nhiều hoạt động học tập thú vị, cung cấp kiến thức, kĩ năng phù hợp với đối tượng học sinh yêu thích môn Mĩ thuật chuyên sâu để học sinh có cơ hội được trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hình họa, trang trí, bố cục, góp phần rèn luyện kĩ năng cơ bản trong môn học.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường. Ví dụ các bài về vẽ hình họa khối cơ bản, trang trí hình vuông hay bố cục trong tranh phong cảnh. Điều này góp phần thúc đẩy khả năng sáng tạo riêng của mỗi học sinh trên nền tảng kiến thức chuyên ngành, đồng thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn cuộc sống.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo cấu trúc: Chuyên đề - Bài, nội dung các bài không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Giá sách phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Nội dung các bài học trong Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống rất phong phú, gợi ý cho GV và nhà trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ví dụ: Năng lực quan sát - khám phá, sáng tạo - vận dụng, phân tích - đánh giá. Theo đó, học sinh nâng cao khả năng nhận thức và kĩ năng liên quan đến hình họa, trang trí, bố cục. Qua đó, học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về mĩ thuật vào thực tiễn và giáo viên tổ chức dễ dàng, thuận lợi qua cách tiếp cận cấu trúc của mỗi bài học trong sách.

Một số bài học được trình bày dạng tiếp cận quan điểm tìm tòi - khám phá, tạo điều kiện để GV và nhà trường có thể khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học bằng dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,…

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Nội dung Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống mang tính tích hợp cao, đặc biệt thể hiện tính tích hợp với môn Mĩ thuật, cũng như tăng cường khả năng kết nối với lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng. Đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và nhà trường có thể khai thác, hình thành và đánh giá phẩm chất cho học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh THCS và THPT. Ví dụ các bài thực hành làm bưu thiệp, trang trí túi,...

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn với cấu trúc thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của học sinh. GV dễ hiểu và có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi bài học của môn học, nhằm tạo thuận lợi cho GV khi thực hiện đánh giá năng lực học tập của học sinh.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chủ đề của sách CHUYÊN ĐỀ HỌC Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống tạo đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. GV chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung chất liệu trải nghiệm. GV có thể đảo đổi vị trí các chủ đề thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục mà không ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu giáo dục. GV có thể tuỳ chọn tời gian, địa điểm, cách tổ chức hoạt động dạy học sao cho phù hợp với điều kiện của trường và địa phương nên kế hoạch giáo dục là linh hoạt và mềm dẻo.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nội dung Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT. Nội dung bài học được thiết kế với các tình huống hay vấn đề dẫn nhập gần gũi với học sinh. Sách có các hoạt động đa dạng từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với học sinh. Khi thực hiện trải nghiệm theo nội dung thực hành trong sách, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động từ dễ đến khó, đầu tiên là nhận diện – khám phá nội dung, sau đó tìm hiểu – mở rộng về các nội dung đó và các kĩ năng cần rèn luyện thông qua bài học, sau đó dùng các kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội để thực hành – vận dụng giải quyết các vấn đề, tính huống thực tiễn của cuộc sống.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Mỗi bài học trong Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống đều có mục tiêu rõ ràng, có chú thích kí hiệu ở mỗi hoạt động, định hướng được cho GV khi dạy và khả năng tự học của học sinh.

Mỗi bài học được viết theo hướng tiếp cận hoạt động của người học, gắn với việc phát triển các năng lực đặc thù của môn học, thể hiện qua các kí hiệu logo đặc trưng, đơn giản, không nhiều để học sinh và GV dễ nhận ra và dễ nhớ. Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Phần lớn tất cả các bài học trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.

2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

Nhóm Facebook của các tác giả

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống với cách thể hiện nội dung chuẩn xác, khoa học, thú vị, gần gũi với học sinh, hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng thí nghiệm, vườn trường,...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Mĩ thuật 11Kết nối tri thức với cuộc sống sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT, vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

III. KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa MĨ THUẬT 11 CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP MĨ THUẬT 11 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

2. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Mĩ thuật Chân trời sáng tạo

Đang cập nhật...

3. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Mĩ thuật Cánh Diều

Đang cập nhật...

Trên đây là mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Mĩ thuật cả 3 bộ sách mới kèm file tải về. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
2 600
0 Bình luận
Sắp xếp theo