Bệnh nền là những bệnh gì?

Bệnh nền là những bệnh gì? Dạo gần đây chúng ta thường quan tâm vấn đề có bệnh nền có được tiêm vắc xin không, có bệnh nền phải kiêng những loại thực phẩm gì,... Vậy bệnh nền là gì? Bệnh nền gồm những bệnh nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Bệnh nền là gì?

Người có bệnh nền là người:

Người mắc các bệnh hoặc đang ở trong tình trạng sau đây, và được chăm sóc ngoại trú hoặc nội trú:

  • Các bệnh lý hô hấp mạn tính
  • Các bệnh lý tim mạch mạn tính (bao gồm cả cao huyết áp)
  • Các bệnh lý thận mạn tính
  • Các bệnh lý gan mạn tính (xơ gan, vv...)
  • Bệnh tiểu đường đang được điều trị bằng insulin hoặc thuốc, hoặc bệnh lý khác liên quan đến tiểu đường
  • Các bệnh lý về máu (không bao gồm thiếu máu do thiếu sắt)
  • Các bệnh làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch (bao gồm cả các khối u ác tính đang được điều trị)
  • Tiếp nhận việc điều trị làm suy yếu hệ miễn dịch, bao gồm cả steroid
  • Các bệnh về hệ thần kinh và thần kinh - cơ liên quan đến các rối loạn miễn dịch 10. Suy giảm chức năng cơ thể do các bệnh về hệ thần kinh hoặc thần kinh - cơ (bao gồm cả rối loạn hô hấp)
  • Bệnh do bất thường nhiễm sắc thể
  • Khuyết tật về thể chất và tinh thần nghiêm trọng (khuyết tật thể chất mức độ nặng và khuyết tật trí tuệ mức độ nặng)
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh tâm thần nặng (nhập viện để điều trị bệnh tâm thần, có giấy xác nhận khuyết tật tâm thần hoặc các trường hợp áp dụng chế độ y tế hỗ trợ tự lập tương ứng “mức độ nặng và liên tục” (chăm sóc tại bệnh viện tâm thần), có vấn đề về trí tuệ (trường hợp có sổ tay điều trị)

Người béo phì đáp ứng tiêu chí (chỉ số BMI từ 30 trở lên)

2. Bệnh nền là những bệnh gì?

Bệnh nền gồm những bệnh nào?

Bệnh nền là gì?

Theo phân tích tại mục 1, bệnh nền là những bệnh thuộc 1 trong những bệnh được liệt kê tại mục 1 bài này

Ví dụ: Bệnh nền có thể là bệnh béo phì, tăng huyết áp, bệnh thận,...

3. Những bệnh nền có nguy cơ trở nặng khi bị nhiễm Covid

Những người mắc các bệnh nền dưới đây khi bị nhiễm Covid thì tình trạng bệnh nền sẽ trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Đái tháo đường.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.
  • Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
  • Bệnh lý mạch máu não.
  • Hội chứng Down.
  • HIV/AIDS.
  • Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).
  • Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.
  • Hen phế quản.
  • Tăng huyết áp.
  • Thiếu hụt miễn dịch.
  • Bệnh gan.
  • Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.
  • Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • Các bệnh hệ thống.
  • Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

4. Người có bệnh nền cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin Covid?

Những người có bệnh nền khi tiêm vắc xin Covid nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:

4.1 Chuẩn bị trước khi tiêm

Người đi tiêm cần biết về tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là những người có bệnh lý nền.

Khi đi tiêm, người tiêm phòng cần phải kê khai thông tin tiền sử, bệnh lý, các loại thuốc đang dùng khi khám sàng lọc để bác sỹ quyết định chính xác có đủ điều kiện tiêm chủng hay không.

Theo đó, người có tiền sử dị ứng hoặc bệnh nền có thể nằm trong 3 nhóm nguy cơ cao là:

  • Nhóm thận trọng khi tiêm
  • Nhóm không tiêm ngoài cộng đồng
  • Nhóm chống chỉ định tiêm

4. 2 Theo dõi sau khi tiêm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người đi tiêm cần lưu lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm vì các phản ứng phản vệ nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra trong khoảng thời gian này. Nếu có các dấu hiệu như phát ban trên da, tê lưỡi hoặc môi, khó thở, tím tái, đánh trống ngực… thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.

Khi về nhà, người được tiêm cần tự theo dõi thêm 7 - 28 ngày. Trong 3 ngày đầu sau tiêm, nên có người cùng quan sát phản ứng sau tiêm để kịp thời thông báo cho bác sỹ. Người tiêm phòng không nên uống chất kích thích đặc biệt là rượu bia; không chườm, đắp, bôi bất kì chất gì vào vị trí tiêm; đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước, có thể bổ sung vitamin, mua sẵn thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Efferalgan, Panadol … để sử dụng nếu nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu: phát ban trên da; sưng, ngứa hoặc tê ở môi và lưỡi; xuất huyết dưới da; nghẹn họng, nói khó; nôn, tiêu chảy; khó thở, thở rít, tím tái; choáng, hồi hộp đánh trống ngực; chóng mặt, đau đầu dữ dội; sốt trên 39 độ không đáp ứng thuốc hạ sốt… thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ với số điện thoại hỗ trợ mà điểm tiêm chủng cung cấp

Hoatieu.vn vừa gửi đến bạn đọc những thông tin về bệnh nền. Người có bệnh nền là những người dễ gặp biến chứng nặng khi nhiễm Covid, do đó, những người này khi đi tiêm phòng vắc xin cần thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin hơn những người khác. Cũng chính vì lí do bệnh dễ trở nặng khi nhiễm Covid nên những người có bệnh nền cần tiêm chủng kịp thời.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 693
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm