Bài thu hoạch tập huấn SGK TNXH lớp 1 bộ sách Cánh Diều
Bài thu hoạch tập huấn SGK TNXH lớp 1 bộ sách Cánh Diều là mẫu dành cho các thầy cô viết ra sau khi tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mời các bạn tham khảo.
Bài thu hoạch này mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.
- Bài thu hoạch tập huấn SGK Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Bài thu hoạch tập huấn SGK Tiêng việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Bài thu hoạch tập huấn SGK Đạo đức lớp 1 bộ sách Cánh Diều
Bài thu hoạch môn Tự nhiên xã hội bộ sách Cánh Diều
- Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Tự nhiên và xã hội 1 (Cánh Diều)
- Câu 2: Thầy (cô) hãy lựa chọn một đơn vị nội dung trong SGK Tự nhiên xã hội 1 (Cánh Diều) và thiết kế kế hoạch bài học cho nội dung đó?
- Câu 3: Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học cách đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2?
Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Tự nhiên và xã hội 1 (Cánh Diều)
Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thuộc bộ sách Cánh Diều được xây dựng trên cơ sở tuân thủ và cụ thể hoá Chương trình môn học. Đó là: Dựa vào các quan điểm xây dựng chương trình; Dựa vào mục tiêu chương trình; Dựa vào nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Bên cạnh đó, Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thuộc bộ sách Cánh Diều có những điểm mới cơ bản sau:
Điểm mới về lựa chọn nội dung
- Tích hợp Giáo dục giá trị và Kĩ năng sống cho học sinh: Phần khởi động có bài hát gắn với nội dung bài học.
– Nội dung của các bài học không cung cấp quá nhiều kiến thức mô tả cần phải ghi nhớ. Nội dung các bài học trong SGK được thiết kế theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy với việc khắc sâu kiến thức cốt lõi, những vấn đề liên quan đến giáo dục kĩ năng sống, giũ gìn sức khỏe, giữ gìn sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường,... đều được chú trọng. Đặc biệt các nội dung trong các bài học đều chú trọng đến việc mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống.
Một số nội dung bài học tích hợp giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống
- Giáo dục sức khỏe.
- Giáo dục an toàn cho học sinh.
- Một số bài học có nội dung, hình ảnh gắn kết với các vùng, vùng miền của đất nước.
Điểm mới về cấu trúc và cách trình bày cuốn sách, chủ đề bài học
+ Cấu trúc và cách trình bày cuốn sách
Ngoài bìa gồm 3 phần chính:
- Hướng dẫn sử dụng sách
- Nội dung chính
- Bảng tra cứu từ ngữ và mục lục
* Phần hướng dẫn sử dụng sách: Giúp HS, GV nhận biết các kí hiệu, các dạng bài có trong sách. Phần này không chỉ hỗ trợ HS tự học, với cách trình bày kênh hình là chủ yếu, kết hợp với kênh chữ; tất cả đều có màu sắc tươi vui làm tăng tính hấp dẫn HS ngay khi các em mở ra những trang sách đầu tiên.
* Phần nội dung chính: Trong phần này có các chủ đề và các bài học, bài ôn tập và đánh giá cuối mỗi chủ đề. Tất cả những nội dung này đều được trình bày kết hợp kênh chữ và kênh hình.
– Sách thiết kế nhiều hoạt động học tập đa dạng nhằm tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
– Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức.
– Cách sử dụng ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ trong sáng
+ Diễn đạt một cách dễ hiểu, gần gũi, thân thiện tạo sự hưng phấn tìm tòi khám phá bài học.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hóa nội dung đối với những kiến thức khó, trừu tượng và nhiều logo/icon thay vì dùng các lệnh khô khan.
+ Để thể hiện tốt nội dung và cấu trúc SGK như đã nêu ở trên nên cuốn sách này đặc biệt coi trọng việc thiết kế, minh họa.
+ Trình bày rõ ràng, khoa học; kênh hình phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1.
- Nội dung bài học tường minh. Sau 1 hoặc 2 chủ đề có bài thực hành.
+ Cấu trúc và cách trình bày chủ đề
Mỗi chủ đề gồm 3 phần:
- Giới thiệu chủ đề
- Các bài học
* Phần Giới thiệu chủ đề được trình bày trên 2 trang mở với những hình ảnh thể hiện được nội dung cốt lõi của chủ đề. Ngay dưới tên chủ đề là tên các bài học có trong chủ đề đó. Giữa các chủ đề khác nhau được phân biệt bằng màu sắc và số thứ tự. Có 6 chủ đề là:
* Các bài học: Số lượng các bài học trong mỗi chủ đề phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 năm 2018. Mỗi chủ đề có từ 2 đến 6 bài học. Các bài học không thiết kế theo từng tiết một như SGK hiện hành mà được thiết kế từ 2 – 4 tiết tùy thuộc vào nội dung của chủ đề để có thể tích hợp các nội dung giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực cho HS; tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ của HS từng lớp, từng trường và từng địa phương mà GV có thể áp dụng. Cả cuốn sách có 21 bài học được dạy trong 58 tiết (xem gợi ý phân phối Chương trình ở phần Phụ lục). v Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề. Cuối mỗi chủ đề đều có bài Ôn tập và đánh giá, các bài này không đánh số thứ tự như các bài học khác. Có 6 bài Ôn tập và đánh giá chủ đề được dạy trong 12 tiết.
+ Cấu trúc và cách trình bày bài học: Mỗi bài học trong SGK đều hướng đến sự hình thành phẩm chất, các năng lực chung và năng lực khoa học cho HS với sự kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình. Các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 đều có cấu trúc gồm 3 phần:
Tên bài học Mục “Hãy cùng tìm hiểu về” (Được viết ngắn gọn, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì?)
Nội dung chính của bài (Được viết theo tiến trình hoạt động, trả lời cho câu hỏi: Học như thế nào?)
Trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 bao gồm 3 dạng bài học chủ yếu. Mỗi dạng bài học có thể bao gồm các hoạt động học tập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học đó.
- Dạng bài học mới: Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau:
+ Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi,…
+ Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, Trả lời câu hỏi, Thảo luận, …
+ Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống; Chia sẻ với các bạn và người thân, …
+ Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK. Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần nhớ và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học, góp phần phát triển phẩm chất của HS.
Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tòi mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS.
Dạng bài thực hành Ngoài các yêu cầu HS thực hành để khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng được tích hợp, lồng ghép ngay trong các bài học mới, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có 2 bài thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường và Quan sát cây xanh và các con vật xung quanh. Phần nội dung chính của các bài học này bao gồm ba nhóm hoạt động:
+ Hoạt động chuẩn bị bao gồm việc yêu cầu HS chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cần thiết để đảm bảo an toàn khi đi quan sát ngoài hiện trường và các đồ dùng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ quan sát; chỉ dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát, ghi chép (bằng cách đánh dấu vào phiếu quan sát, …).
+ Hoạt động quan sát ngoài hiện trường: Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy khi đi quan sát để giữ an toàn và thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát đã được phân công.
+ Hoạt động báo cáo kết quả: Đưa ra gợi ý các hình thức tổ chức báo cáo và các sản phẩm cần báo cáo.
Dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề Phần nội dung chính của bài ôn tập và đánh giá chủ đề bao gồm 2 nhóm hoạt động:
+ Hoạt động ôn lại và hệ thống hoá những kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề. Ở hoạt động này, thông qua các câu hỏi ôn tập mang tính tổng quát, yêu cầu HS hoàn thiện tiếp các sơ đồ hoặc biểu bảng trong SGK sẽ giúp HS phát triển tư duy logic, tư duy tổng hợp và khái quát hoá.
+ Hoạt động thực hành vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Ở nhóm hoạt động này thường đưa ra các tình huống đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, ...
Câu 2: Thầy (cô) hãy lựa chọn một đơn vị nội dung trong SGK Tự nhiên xã hội 1 (Cánh Diều) và thiết kế kế hoạch bài học cho nội dung đó?
BÀI 16. ĂN UỐNG HẰNG NGÀY
(2 tiết)
- MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
– Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
– Quan sát, so sánh một số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
– Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân.
I. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK.
- HS và GV cùng sưu tầm một số hình ảnh, một số mẫu thức ăn, một số rau, quả và bao bì đựng thức ăn.
- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
I. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động cả lớp
HS thảo luận lời con ong ở trang 108 (SGK): “Tất cả chúng ta đều ăn uống hằng ngày. Vì sao?”
HS đưa ra các ý kiến của mình có thể là: để chóng lớn, để vui chơi, để có sức khoẻ, để học tập,…
II. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn
Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh
*Mục tiêu: Nêu được tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm HS quan sát hình trang 109 (SGK) và trả lời các câu hỏi: Hãy nói tên những thức ăn, đồ uống:
+ Cần ăn, uống để cơ thể khoẻ mạnh.
+ Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
– Đại diện một số nhóm chỉ vào hình vẽ và nói tên những thức ăn, đổ uống cần được sử dụng để cơ thể khoẻ mạnh và những thức ăn, đổ uống không nên sử dụng thường xuyên.
– Cả lớp phát biểu bổ sung thêm tên các thức ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống không an toàn với cơ thể
*Mục tiêu: Xác định được những loại thức ăn không an toàn với cơ thể cần loại bỏ
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm HS quan sát các hình vẽ ở cuối trang 109 (SGK) và thảo luận:
Điều gì sẽ sảy ra nếu em ăn những thức ăn là bánh mì bị mốc, cam bị thối, bánh đã hết hạn sử dụng?
HS trả lời: Em có thể bị đau bụng/bị tiêu chảy/bị ngộ độc…
Bước 2: Làm việc cả lớp
– Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác góp ý bổ sung.
– Kết thúc hoạt động, GV giúp HS nêu được: Để cơ thể khoẻ mạnh và an toàn, tuyệt đối không sử dụng những thức ăn, đồ uống đã hết hạn hoặc ôi thiu hay đã bị mốc.
Tiết 2
1. Các bữa ăn trong ngày
Hoạt động 3: Xác định số bữa ăn và những thức ăn thường dùng hằng ngày *Mục tiêu: Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống được sử dụng trong mỗi bữa.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS quan sát hình trang 100 (SGK), thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của bạn trong hình.
Bước 2: Làm việc cả lớp
– Đại diện một cặp xung phong nói số bữa ăn mà em ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống em thường sử dụng trong mỗi bữa.
Kết thúc hoạt động này dẫn đến giá trị lời con ong trang 110 (SGK). Đồng thời GV cũng khuyên thêm HS:
– Nên ăn đủ no tất cả các bữa, đặc biệt bữa sáng, để có đủ sức khoẻ học tập tốt và chóng lớn.
– Trong mỗi bữa ăn cần ăn như cơm hoặc bánh mì hay bún,… ; thịt hoặc tôm, cá, trứng, sữa,….; các loại rau xanh, quả chín,…
– Nước cũng rất cần cho cơ thể, vì vậy không nên chỉ uống khi khát. Mỗi ngày các em cần uống từ 4 - 6 cốc nước.
III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 4. Chơi trò chơi “Đi chợ”
* Mục tiêu
– Tập lựa chọn những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh, an toàn cho mỗi bữa ăn trong ngày.
– Quan sát, so sánh một số mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
– Bước đầu hình thành kĩ năng ra quyết định.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
Chuẩn bị:
– GV tổ chức cho HS tham gia sắp xếp, bày những tranh ảnh, vỏ hộp, bao bì và các mẫu vật, vật thật (ví dụ một số rau củ quả sẵn có ở địa phương, một số vỏ hộp bánh) đã được HS và GV mang đến lớp thành các khu bán hàng trong “chợ”.
– Một số HS xung phong làm người bán hàng. Những HS còn lại được chia thành các “gia đình”. Mỗi gia đình khoảng 3- 4 người. Mỗi gia đình cần có làn (giỏ) hoặc rổ để đi mua hàng (lưu ý: không sử dụng túi nilon dùng 1 lần). GV phổ biến cách chơi cho các nhóm:
– Nhóm các “gia đình” sẽ bàn nhau nên mua thức ăn cho bữa nào trong ngày và dự kiến trước những thức ăn đồ uống sẽ mua trong “chợ”.
– Nhóm “người bán hàng” cũng bàn xem nên quảng cáo giảm giá một số mặt hàng. Ví dụ: một số rau quả không còn tươi hoặc một số thức ăn, đồ uống, gia vị sắp hết hạn sử dụng, …
Bước 2: Làm việc theo nhóm
– Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn trên của GV.
Bước 3: Làm việc cả lớp: Các “gia đình” sẽ đi quanh các gian hàng trong chợ để tìm đúng thứ cần mua.
Lưu ý: Trong quá trình lựa chọn hàng các “gia đình” cần quan sát, so sánh để chọn ra thức ăn tươi ngon, đọc kĩ thời hạn ghi trên bao bì để tránh mua phải những thức ăn sắp hết hạn hoặc đã quá hạn sử dụng,…
Người bán hàng có thể dùng “loa” để giới thiệu một số mặt hàng giảm giá,...
Bước 4: Làm việc theo nhóm: Sau khi “mua hàng”, các “gia đình” về vị trí của mình để trình bày, giới thiệu những thứ của nhóm mình đã mua được với cả lớp. Đồng thời nói rõ những thức ăn này được mua cho bữa ăn nào trong ngày.
Các nhóm có thể giới thiệu tên những thức ăn mà “gia đình” mình dự định mua nhưng trong “chợ” không có hoặc có nhưng không tươi ngon,…khi đó các em đã quyết định thay thế bằng thức ăn nào. Hoặc một “gia đình” khác định không mua loại thức ăn này, nhưng thấy được giảm giá thì lại mua thức ăn đó,…
Bước 5: Làm việc cả lớp: GV tổ chức cho các nhóm trình bày những thực phẩm và rau quả nhóm mình đã mua được như gợi ý ở bước 4. Các nhóm nhận xét lẫn nhau xem đã chọn được thức ăn đảm bảo cho một bữa ăn hay chưa.
GV: nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc lựa chọn những thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng đối với sức khoẻ và sự an toàn của những người trong gia đình. Không nên vì tham rẻ mà sử dụng những thức ăn không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng dễ sinh bệnh và có thể bị ngộ độc. Lợi ích của các thức ăn như cơm, bánh mì; thịt, cá, trứng, sữa; các loại rau.
Câu 3: Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học cách đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2?
BÀI: ĂN UỐNG HẰNG NGÀY
1.Phần khởi động:
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại nhằm đưa cuộc sống vào bài học.
- Hình thức tổ chức: GV nêu câu hỏi, nhiều HS trả lời.
- Kĩ thuật tổ chức: GV nâng cao kĩ năng đàm thoại, giao tiếp trước lớp.
2. Khám phá kiến thức mới:
- GV sử dụng Phương pháp trực quan, đàm thoại: quan sát tranh ở sách giáo khoa để trả lời, nêu nhận xét về nội dung của mỗi tranh.
- Hình thức, kĩ thuật tổ chức: GV tổ chức cho HS tự tìm và trả lời các câu hỏi theo cá nhân, nhóm để phát triển ngôn ngữ và tạo sự tự tin trong giao tiếp cho HS.
3. Bước Luyện tập vận dụng
- GV kết hợp sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, gợi mở, đặt vấn đề cho HS lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Thông qua các hoạt động thực hành – luyện tập giúp HS nắm được các kiến thức và kĩ năng mới để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
- Hình thức, kĩ thuật tổ chức:
+ Hình thức, kĩ thuật tổ chức: Cho HS tham gia theo nhóm thảo luận, thực hành. Sau đó cho các nhóm lần lượt trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV.
4. Cách đánh giá:Trong bài học này, GV kết hợp đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS qua việc quan sát cách HS lựa chọn thức ăn, trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau trong hoạt động 3.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Tự nhiên - Xã hội lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Toán lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều
Tham khảo thêm
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên - Xã hội tiểu học
11 câu Phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Cấp tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán tiểu học
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài thu hoạch tập huấn SGK TNXH lớp 1 bộ sách Cánh Diều
443,9 KB 16/07/2020 5:22:56 CHTải File Doc
319 KB 16/07/2020 5:10:16 CH
Gợi ý cho bạn
-
Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo
-
Đặc điểm đổi mới căn bản về cấu trúc SGK Toán 4 là gì?
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Giáo dục thể chất 4 Chân trời sáng tạo
-
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 8 tỉnh Thanh Hóa
-
Phiếu nhận xét sách giáo khoa lớp 11 Kết nối tri thức
-
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của giáo viên
-
Bản nhận xét đánh giá sách giáo khoa mới môn Khoa học lớp 5 năm 2024-2025
-
Biên bản họp tổ chuyên môn lựa chọn SGK mới lớp 9 môn Hoạt động trải nghiệm 2024
-
Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 12 môn Toán
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Đáp án tự luận Ngữ Văn module 9 THCS đầy đủ
Mẫu phân phối chương trình TNXH lớp 1 bộ sách Cánh Diều
Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Giáo dục công dân THCS
Sách giáo khoa lớp 8 Kết nối tri thức tất cả các môn 2023
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Đáp án tập huấn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống