Bác Hồ trong trái tim thanh thiếu nhi Nghệ An
Cuộc thi Bác Hồ trong trái tim thanh thiếu nhi Nghệ An
Cuộc thi Bác Hồ trong trái tim thiếu nhi Nghệ An được tổ chức nhằm hướng tới lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), khơi dậy cho thiếu nhi lòng kính yêu Bác Hồ. Sau đây hoatieu.vn xin chia sẻ chi tiết thể lệ dự thi Bác Hồ trong trái tim thiếu nhi Nghệ An và một số gợi ý làm bài dự thi Bác Hồ trong trái tim thiếu nhi Nghệ An, mời các bạn cùng tham khảo.
- Bài dự thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thi viết
- Những câu chuyện ý nghĩa về Bác Hồ và thiếu nhi
- Tranh vẽ Bác Hồ và thiếu nhi
1. Thể lệ cuộc thi Bác Hồ trong trái tim thiếu nhi Nghệ An
Tổ chức phát động, triển khai cuộc thi “Bác Hồ trong trái tim thanh thiếu nhi tỉnh Nghệ An” với nội dung sau:
a. Chủ đề: “Bác Hồ trong trái tim Thanh thiếu nhi tỉnh Nghệ An”
b. Đối tượng dự thi
Đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên đang sinh sống, học tập, lao động trên địa bàn huyện Diễn Châu và ĐVTN, học sinh, sinh viên là người Diễn Châu đang sinh sống, học tập và lao động trên toàn quốc và ở nước ngoài có độ tuổi tối thiểu phải đủ 09 tuổi và không quá 35 tuổi tại thời điểm tham gia cuộc thi. Đối tượng dự thi có thể là tác giả hoặc nhóm tác giả, nhưng không quá 10 người (không tính người phụ họa tác phẩm nếu có).
c. Nội dung và hình thức
Nội dung
Tác phẩm dự thi phải thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của Thanh thiếu nhi với Bác Hồ thông qua những câu chuyện và cuộc đời, sự nghiệp của Người.
* Hình thức dự thi
Dự thi theo hình thức video clip hoặc bài viết. Mỗi tác giả, nhóm tác giả có thể tham gia cả hai hình thức. (Bài dự thi phải đảm bảo chưa đạt giải bất kỳ cuộc thi nào, chưa đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tính đến thời điểm tham gia cuộc thi).
Đối với hình thức thi video clip
Chỉ áp dụng đối với đối tượng dự thi là đội viên (từ 9-15 tuổi).
Tác phẩm dự thi có thời lượng từ 05 - 10 phút, được trình bày theo hình thức kể chuyện hoặc trình bày cảm xúc, suy nghĩ của thanh thiếu nhi đối với Bác Hồ thông qua những câu chuyện kể về cuộc đời, sự nghiệp của Người. Có thể sử dụng minh hoạ bằng các hình thức phong phú, đa dạng cho tác phẩm dự thi như: tư liệu (lưu ý thí sinh dự thi tự chịu trách nhiệm về bản quyền); diễn viên phụ hoạ, nhạc, MC…
Yêu cầu về kỹ thuật: chất lượng video HD trở lên. Ghi lên đĩa DVD hoặc USB, trên nhãn ghi rõ tên đơn vị, thí sinh, tác phẩm, hình thức, thời lượng; kịch bản với lời bình chi tiết, kèm theo xác nhận của đơn vị chủ quản (nếu có).
Đối với hình thức thi bài viết
Áp dùng cho đối tượng thi từ 09 tuổi đến 35 tuổi.
Tác phẩm dự thi trình bày bằng hình thức viết tay trên khổ giấy A4. Bài dự thi tối đa không quá 5.000 từ. Khuyến khích sưu tầm thêm các hình ảnh minh họa, được đóng tập.
Tác phẩm dự thi nộp gồm có 01 bài gốc và 05 bản sao được đóng tập như bài gốc.
Lưu ý: Các tác phẩm dự thi phải đảm bảo tính trung thực, không sao chép, sử dụng tác phẩm của người khác để tham gia dự thi và không vi phạm các quy định của pháp luật.
d. Cách thức chấm thi
Ban Tổ chức chấm 02 vòng: vòng sơ khảo và vòng chung kết xếp hạng.
Riêng đối với hình thức thi video clip
+ Vòng sơ khảo: Ban Tổ chức lựa chọn các bài dự thi đảm bảo tiêu chí dự thi và đăng tải trên kênh Youtube: Tỉnh đoàn Nghệ An.
+ Vòng chung khảo: Điểm thi vòng chung khảo gồm 2 điểm thành phần: 50% số điểm được tính theo số lượt like và share bài dự thi được đăng tải trên kênh Youtube Tỉnh đoàn Nghệ An; 50% số điểm còn lại do Hội đồng giám khảo chấm điểm.
e. Giải thưởng
Đối với mỗi hình thức dự thi, Tỉnh đoàn Nghệ An sẽ trao: 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba,
05 Giải Khuyến khích.
Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế, Ban tổ chức sẽ trao giải tập thể và một số giải phụ cho cá nhân.
f. Thời gian tổ chức và tổng kết, trao giải cuộc thi
Phát động cuộc thi: Đầu tháng 5/2020
Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: Trước ngày 25/5/2020 (Tính theo đường bưu điện).
Các đơn vị phải có tác phẩm dự thi đạt chất lượng theo chỉ tiêu như sau:
+ Đối với hình thức thi bài viết: Không giới hạn số lượng dự thi. Yêu cầu Ban Thường vụ Đoàn xã, thị trấn, Đoàn cơ quan và Trường học lựa chọn ít nhất 15 tác phẩm xuất sắc nhất
+ Đối với hình thức thi video clip: Đề nghị Ban Thường vụ Đoàn, Hội đồng Đội các xã, thị trấn phối hợp với các Liên đội xây dựng ít nhất 01 video clip theo yêu cầu để tham gia dự thi chất lượng.
Chi tiết vui lòng liên hệ qua Ban Thanh thiếu nhi Trường học gặp đồng chí Lê Thị Quỳnh Anh, sđt: 0945.944.686
Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: Trước ngày 30/5/2020 (Tính theo đường bưu điện)
2. Gợi ý làm bài dự thi Bác Hồ trong trái tim thanh thiếu nhi tỉnh Nghệ An
Bài cảm nghĩ về Bác Hồ với thiếu nhi
Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người”, có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Người từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác bón cơm cho các em nhỏ, hình ảnh Người gần gũi bên các cháu vui Tết Trung thu giản dị mà đầm ấm yêu thương. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường, Tết trung thu,… mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá đối với các thế hệ măng non Việt Nam.
Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn.
Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”...
Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong (tháng 5 năm 1961), Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25 tháng 8 năm 1950, Bác Hồ viết: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc,thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả''.
Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải “khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”.
Ba tháng trước ngày đi xa, Bác lại viết bài: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” in trên báo Nhân dân. Bác viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”.
Trong Bản Di Chúc lịch sử của mình, Bác Hồ cũng đã hai lần nhắc đến các cháu nhi đồng, và Người đã dành muôn vàn tình thương yêu của mình cho các cháu nhi đồng Việt Nam và nhi đồng quốc tế. Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong Di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”.
Ngày nay, thiếu niên, nhi đồng nước ta đã và đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đã được thể hiện bằng luật định. Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, thiếu nhi nước ta một lần nữa ôn lại lời dạy của Bác Hồ kính yêu trong những câu thơ mà Bác đã gửi cho các em vào tết trung thu năm 1952:
“Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình...
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh”.
Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Người hằng mong đợi./.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Mới cập nhật) Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 2
Bài dự thi vẽ tranh phòng chống Covid19
(Nhiều mẫu) Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1
(Mới nhất) Đại sứ văn hóa đọc 2024 mẫu
Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2024 đề 3
Bài dự thi viết cảm nhận về quyển sách em yêu (21 mẫu) 2024
Bài dự thi cuộc thi viết “Em yêu Đội em" 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Mẫu tranh vẽ thi Mỹ Thuật Thiếu Nhi Việt Nam 2021
Theo em cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?
Bài tham luận về dân vận khéo 2024
Bài dự thi viết thư Vì Phú Yên xanh
Hướng dẫn đăng ký thi Tìm hiểu pháp luật bảo vệ môi trường
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Lào Cai