Quy trình giải quyết vụ án hình sự

Quy trình xét xử một vụ án hình sự

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì quy trình giải quyết một vụ án hình sự thông thường bao gồm nhiều giai đoạn như: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.... Nội dung chi tiết về quy trình giải quyết vụ án hình sự, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bước 1: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự

– Thẩm quyền giải quyết: cơ quan công an

– Căn cứ khởi tố vụ án hình sự: Theo quy định tại Điều 100 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự thì cơ quan công an sẽ dựa vào các căn cứ sau đây để khởi tố vụ án:

  • Tố giác của công dân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức;
  • Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Nếu có các căn cứ trên và nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra, khởi tối vụ án. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Bước 2: Truy tố

– Thẩm quyền giải quyết: Viện kiểm sát nhân dân

– Theo Điều 119 BLTTHS thì trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:

a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

- Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.

Bước 3: Xét xử

  • Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân (theo quy định tại các Điều 170, Điều 171 BLTTHS).
  • Việc xét xử vụ án hình sự sẽ được tiến hành một cách công khai qua 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm

Bước 4: Thi hành án

  • Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan thi hành án
  • Điều 255 Những bản án và quyết định được thi hành

Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;

b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;

c) Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

2. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.

Đánh giá bài viết
1 430
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo