Từ đó, chúng ta có thể nhận ra KSV trong tố tụng hình sự có vai trò quan trọng hơn trong tố tụng dân sự. Trong tố tụng dân sự, KSV chỉ có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật còn KSV trong hình sự đồng thời còn có cả nhiệm vụ buộc tội tội phạm. Vì vậy mà nếu thiếu KSV thì phiên tòa xét xử vụ án hình sự sẽ không thể diễn ra, trong khi phiên tòa xét xử vụ án dân sự thì vẫn có thể diễn ra dù không có KSV.
Khác biệt về vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong hình sự và dân sự
Vai trò của Kiểm sát viên trong hình sự và dân sự
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong hình sự và dân sự khác nhau như thế nào, HoaTieu.vn mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Kiểm sát viên (KSV) là người đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong vụ án hình sự và vụ án dân sự, vị trí và vai trò của Kiểm sát viên lại không giống nhau. Chúng ta hãy cùng phân biệt vị trí và vai trò của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự như sau:
Hình sự | Dân sự | |
Nguyên tắc | - Thực hành quyền công tố - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật (Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự) | - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật (Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự) |
Nhiệm vụ, quyền hạn | 1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền; 2. Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; 3. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; 4. Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét; 5. Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra; 6. Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can; 7. Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; 8. Quyết định áp giải, dẫn giải; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; 9. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; 10. Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; 10. Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp; 11. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án; 12. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án; 13. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị; 14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. (Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự) | 1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. 2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự. 3. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; tự thu thập tài liệu, chứng cứ. 4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc. 5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. 6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng. 7. Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật. 8. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. 9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát. (Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự) |
Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa | Thiếu KSV thì phải hoãn phiên tòa (Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự) | Nếu KSV vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa. (Điều 232 Bộ luật tố tụng dân sự) |
Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa | Lời luận tội của KSV dựa trên các căn cứ, lời trình bày, cùng các yếu tố khác để đề nghị kết tội bị cáo cùng mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng và kiến nghị biện pháp phòng ngừa. (Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự) | Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. (Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự) |
Tham khảo thêm
Quyết định 46/QĐ-VKSTC Quy tắc ứng xử Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
Công văn 4529/VKSTC-V15 về thông báo thi tuyển Kiểm sát viên do Hội đồng thi tuyển KSV ban hành
Quyết định 810/QĐ-VKSTC Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính
Thông báo 385/TB-VKSTC về sơ tuyển đối với thí sinh dự kỳ thi tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2016
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Phân biệt tội dùng nhục hình và tội bức cung
-
Bộ Luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13
-
Thông tư 14/2020/TT-BCA hướng dẫn chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân
-
Phân biệt ân xá, đại xá, đặc xá, tha tù trước thời hạn
-
Tổng hợp 72 án lệ đã được công bố áp dụng vào xét xử (File Word)
-
Thủ tục xin xóa án tích 2024
-
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
-
(Mới nhất) Bộ Luật hình sự 100/2015/QH13
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Trách nhiệm hình sự
Quyết định 1681/QĐ-TTg về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự
Ai bồi thường thiệt hại khi chung cư bị cháy?
Thông tư liên tịch về miễn, giảm thi hành án với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC
Thông tư 43/2019/TT-BCA
Bộ Luật hình sự 15/1999/QH10
Nghị quyết 41/2017/QH14 thi hành Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác