PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 8 Chủ đề 3: Xây dựng trường học thân thiện

Tải về

Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 8 Chủ đề 3: Xây dựng trường học thân thiện sách Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm 8 bộ sách CTST, được thiết kế hiện đại, dễ hiểu. Mẫu giáo án được trình bày ở dạng file PPT và Word với các nội dung bám sát SGK Hoạt động trải nghiệm 8 CTST, đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô khi giảng dạy cũng như biên soạn lại.

Bài giảng PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 8 Chủ đề 3: Xây dựng trường học thân thiện

Giáo án Chủ đề 3: Xây dựng trường học thân thiện Hoạt động trải nghiệm 8

CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được những tình huống cần từ chối và thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.

- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

- Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và quan hệ trên mạng xã hội.

- Xây dựng được tình bạn và biết cách giữ gìn tình bạn.

- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

2. Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- GV dặn HS đọc trước SGK

- Tranh/ ảnh về những dấu hiệu bắt nạt học đường.

- Cờ tín hiệu, thẻ màu cho HS.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.

- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp; thẻ màu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (05 phút)

a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng trường học thân thiện và chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.

b) Nội dung:

c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

1. Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề

- GV tổ chức cho HS hát và làm theo lời bài hát: “Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn gì/ Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn chi Mình là anh em, có chi đâu mà giận hờn/ Cầm tay nhau đi hãy cầm cái tay nhau đi.

- GV lần lượt thay thế động từ cầm tay bằng các động từ cười với nhau, nhìn vào mắt nhau, hỏi thăm nhau, hỗ trợ nhau,

GV hỏi đáp nhanh về ý nghĩa của các hành động trong bài hát.

- GV nhận xét, khuyến khích HS thể hiện sự hoà đồng, thân thiện trong quan hệ bạn bè.

2. Định hướng nội dung

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu HS đọc phần định hướng nội dung kết hợp với quan sát tranh chủ đề.

- GV yêu cầu HS đọc cá nhân các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

- GV cho HS đặt các câu hỏi nếu mình chưa rõ các nhiệm vụ phải thực hiện. GV có thể hỏi HS những câu hỏi hoặc nội dung HS muốn mở rộng.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện các dấu hiệu bắt nạt học đường (10 phút)

a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS chỉ ra được những dấu hiệu của sự bắt nạt học đường; từ đó thảo luận về cách phòng, tránh hiện tượng này trong nhà trường.

b) Nội dung:

c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* NV1: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh mắt, ai sâu sắc”

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 đội thi, phát cho mỗi đội một cờ tín hiệu.

- GV phổ biến luật chơi: GV chiếu/ treo từng tranh, ảnh về các dấu hiệu bắt nạt học đường lên bảng trong thời gian 1 phút. Đội nào đưa ra câu trả lời trước, đúng và thuyết phục, đội đó sẽ dành được 10 điểm, nếu trả lời chưa đúng, chưa đủ, các đội sau có quyền giơ tín hiệu trả lời. Sau vòng thi với bốn bức tranh, đội nào được nhiều điểm, đội đó sẽ chiến thắng.

- GV tổ chức cho HS quan sát bốn bức tranh và thực hiện yêu cầu: Chỉ ra các dấu hiệu của sự bắt nạt học đường được thể hiện trong bức tranh.

Lưu ý: GV có thể tìm thêm các tranh, ảnh khác để làm rõ biểu hiện của bắt nạt học đường trong thực tế nhà trường.

- Sau mỗi bức tranh, nếu HS chưa làm rõ, GV có thể nói ngắn gọn về biểu hiện của mối quan hệ bạn bè ở các bức tranh đó.

Bước 2: Quan sát và hướng dẫn học sinh

- GV quan sát hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Tổ chức, điều hành

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Kết luận nhận định

- GV khen ngợi đội chiến thắng và động viên các đội khác.

- GV chốt nhanh về biểu hiện của bắt nạt học đường.

1. Nhận diện các dấu hiệu bắt nạt học đường

Bước 1. HS nhận nhiệm vụ

HS quan sát và lắng nghe các yêu cầu của giáo viên

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ được giao với sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo trước lớp

Bước 4: Ghi nhận kiến thức

HS lắng nghe nhận xét, kết luận nhận định của giáo viên.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 13
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 8 Chủ đề 3: Xây dựng trường học thân thiện
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng