PowerPoint dạy thêm Toán 5 Bài 37: Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng

Tải về

PowerPoint dạy thêm Toán 5 Bài 37: Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử dạy thêm năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.

PPT Toán 5 dạy thêm Bài 37 thuộc Chủ đề 7: Tỉ số và các bài toán liên quan, biên soạn bám sát chương trình học môn Toán 5 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Mời thầy cô cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây:

PowerPoint dạy thêm Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng

PowerPoint dạy thêm Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng

PowerPoint dạy thêm Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng

PowerPoint dạy thêm Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng

PowerPoint dạy thêm Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng

Giáo án dạy thêm Toán 5 Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 7: TỈ SỐ VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN
BÀI 37 - TỈ LỆ BẢN ĐỒ VÀ ỨNG DỤNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố nhận biết tỉ lệ bản đồ, đọc được tỉ lệ trên bản đồ.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng liên quan đến tỉ lệ bản đồ đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn luyện cách đọc, viết tỉ lệ bản đồ, sử dụng tỉ lệ bản đồ để tìm ra khoảng cách, độ dài đề bài yêu cầu..

- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán gắn với thực tế.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Yêu cầu cần đạt:

- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

- Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền bóng.

- GV hướng dẫn và phổ biến cho HS luật:

+ GV sẽ truyền bóng cho bạn HS A và trả lời thật to câu hỏi mà cô giáo đưa ra trong 20s, sau đó nhanh chóng truyền bóng cho bạn B bất kì tiếp theo.

+ HS B phải trả lời tiếp theo trong 20s, sau đó nhanh chóng truyền cho bạn C bất kì.

+ Cứ làm như vậy cho đến khi hết câu hỏi hoặc có bạn nào nói sai thì sẽ phạt.

+ Các câu hỏi xoay quanh chủ đề tỉ lệ bản đồ, chẳng hạn:

Câu 1: Trên bản đồ, tỉ lệ 1 : 70 000 cho ta biết điều gì?

Câu 2: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 300, độ dài từ điểm A đến điểm B là 10cm thì độ dài trên thực tế từ điểm A đến điểm B là:…

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập.

- HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS trả lời:

+ HS1: Bản đồ được thu nhỏ 70 000 lần.

+ HS2: 30 m

........Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 24
PowerPoint dạy thêm Toán 5 Bài 37: Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng