Viện kiểm sát có chức năng là gì?

Viện kiểm sát có chức năng là gì? Theo pháp luật nhà nước Việt Nam thì có ba cơ quan nhà nước được phân công và kiểm soát lẫn nhau. Ba cơ quan này là cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Vậy Viện kiểm sát thực hiện chức năng gì? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Viện kiểm sát nhân dân là gì?

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước thực hiện quyền công tố và giám sát hoạt động tư pháp của nước ta. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp và pháp luật, bảo vệ con người, bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội, nhà nước và các quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật.

Như vậy Viện kiểm sát nhân dân được xây dựng để áp dụng pháp luật vào đời sống. Những ai vi phạm pháp luật thì đều bị trừng phạt thích đáng.

2. Viện kiểm sát có chức năng là gì?

Chức năng thực hành quyền công tố

Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát được quy định tại điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân như sau:

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Chức năng quyền công tố của Viện kiểm sát nhằm để buộc tội người phạm tội từ khi có tin tố giác đến khi xét xử vụ án. Vì thế nên trong các vụ án xét xử hình sự luôn có kiểm sát viên nhằm buộc tội người phạm tội để toà án xét xử.

Ngoài ra chức năng quyền công tố của Viện kiểm sát còn nhằm đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Vì thế chức năng quyền công tố giúp cho việc xét xử tội phạm được nghiêm minh, không sai sót, bỏ lọt tội phạm để bảo vệ đời sống của người dân được yên bình.

Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân

Chức năng giám sát các hoạt động tư pháp

Với chức năng giám sát hoạt động tư pháp được quy định theo điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân như sau:

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Kiểm soát hoạt động tư pháp của Viện kiểm soát là các hoạt động:

  • Kiểm tra tính hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
  • Kiểm tra tính hợp pháp trong các vụ án hành chính, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động;
  • Kiểm tra tính hợp pháp của việc thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
  • Hoặc các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chức năng kiểm soát hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo cho các công tác sau:

  • Đảm bảo cho việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, giải quyết các vụ án thuộc lĩnh vực khác nhau và thi hành án;
  • Đảm bảo cho việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật;
  • Đảm bảo thi hành bản án theo quyết định của Toà án;
  • Đảm bảo cho các hành vi vi phạm pháp luật được xét xử kịp thời, nghiêm minh.

Như vậy với Viện kiểm sát thì hai chức năng Chức năng giám sát các hoạt động tư pháp và Chức năng thực hành quyền công tố là những chức năng quan trọng và được thực hiện song song trong công tác của Viện kiểm sát.

Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về vấn đề Viện kiểm sát có chức năng là gì? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

Đánh giá bài viết
2 502
0 Bình luận
Sắp xếp theo