Từ 20/7/2020, sẽ phân loại vị trí việc làm theo tiêu chí mới?
Tiêu chí mới về phân loại vị trí việc làm của công chức
Vị trí việc làm là căn cứ để tuyển dụng, nâng ngạch hoặc điều động công chức. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức. Vậy, sắp tới, việc phân loại vị trí việc làm có gì mới?
1. Thêm tiêu chí phân loại vị trí việc làm của công chức
Theo khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức, vị trí việc làm được định nghĩa là:
Công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Đây cũng là định nghĩa được Chính phủ nêu tại Điều 3 Nghị định 36/2013/NĐ-CP. Theo đó tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 36, vị trí việc làm được phân thành 03 loại:
- Vị trí việc làm do một người đảm nhận;
- Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận;
- Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
Tuy nhiên, từ 20/7/2020 khi Nghị định 62 chính thức có hiệu lực, vị trí việc làm được phân loại theo các tiêu chí như sau:
- Theo khối lượng công việc: Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm, nhiều người đảm nhiệm hoặc kiêm nhiệm;
- Theo tính chất, nội dung công việc: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên ngành; hỗ trợ, phục vụ; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung như tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng…
Như vậy, ngoài cách phân loại như quy định hiện nay, vị trí việc làm còn được phân theo tính chất, nội dung công việc tại Nghị định 62 vừa được ban hành và sắp có hiệu lực từ 20/7/2020.
2. 5 trường hợp điều chỉnh vị trí việc làm của công chức
Hiện nay, theo Điều 12 Nghị định 36, việc điều chỉnh vị trí việc làm được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức lại hoặc giải thể theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện; tình hình phát triển kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật, đô thị hóa, an ninh trật tự;
- Tính chất, đặc điểm, yêu cầu, mức độ phức tạp, quy mô công việc, phạm vi quản lý, đối tượng phục vụ, quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị thay đổi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Trang thiết bị, phương tiện làm việc, mức độ hiện đại hóa công sở, ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị thay đổi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại Điều 9 Nghị định 62, việc điều chỉnh vị trí làm việc chỉ xảy ra trong các trường hợp sau:
- Có sự thay đổi một trong các căn cứ: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ…
- Được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, từ 20/7/2020, theo Nghị định 62, vị trí việc làm được điều chỉnh trong 02 trường hợp nêu trên. Đồng thời Nghị định 62 cũng bổ sung thêm cách phân loại vị trí việc làm của công chức.
Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm một số nội dung mới về quy định vị trí việc làm và biên chế công chức tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lao động tiền lương của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cách tính lương giáo viên THCS 2024
Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông
6 hành vi giáo viên không được làm để tránh bị kỷ luật
Nghị định 58/2020/NĐ-CP mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học, trung học
Quy định xử phạt lỗi vượt quá tốc độ 2024
Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện
Thông tư 42/2020/TT-BTC chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?
Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè 2022
Giỗ tổ Hùng Vương học sinh có được nghỉ không?
Anh, chị, em ruột kết hôn có được nghỉ không?
Lao động là người Việt Nam có được nhận lương bằng USD?
Tăng lương tối thiểu cho người có bằng đại học từ năm 2020