Từ 2025, chuyển khoản trên 10 triệu cần xác thực thêm hình thức này bên cạnh sinh trắc học
Từ 2025, nhằm tăng cường bảo mật cho các giao dịch trực tuyến, đặc biệt là các giao dịch có giá trị lớn, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định bắt buộc xác thực hai yếu tố cho các giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng. Ngoài phương thức xác thực bằng sinh trắc học, sẽ có thêm một hình thức xác thực khác cần được thực hiện song song, Hoa Tiêu mời bạn cùng theo dõi chi tiết dưới đây.
Quy định về xác thực 2 yếu tố khi chuyển khoản trên 10 triệu từ 1/1/2025
Thông tư số 50/2024/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 31/10/2024 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng (chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025). Thông tư mới này tập trung vào việc quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng.
1. Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Căn cước năm 2023 do Quốc hội ban hành nêu rõ:
Sinh trắc học là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác.
Như vậy, xác thực sinh trắc học là một phương thức xác minh danh tính dựa trên các đặc điểm sinh học duy nhất của mỗi người, như khuôn mặt, vân tay, mống mắt, vân tay... Khi áp dụng vào giao dịch chuyển tiền, công nghệ này giúp đảm bảo rằng người thực hiện giao dịch chính là chủ sở hữu tài khoản, ngăn chặn các hành vi gian lận, lừa đảo.
2. Từ 2025, chuyển khoản trên 10 triệu cần xác thực thêm hình thức này bên cạnh sinh trắc học
Theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2024/TT-NHNN nêu rõ khi chuyển khoản, nạp/rút tiền từ ví điện tử > 10 triệu/lần hoặc ≤ 10 triệu/lần nhưng > 20 triệu/ngày, khách hàng cá nhân phải xác thực bằng 2 phương thức sau:
- OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP loại cơ bản hoặc chữ ký điện tử,
- Và kết hợp khớp đúng thông tin sinh trắc học.
Như vậy, kể từ năm 2025 khi Thông tư 50/2024/TT-NHNN chính thức có hiệu lực, nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì cần thêm xác thực bằng mã OTP (mã này được gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP loại cơ bản hoặc chữ ký điện tử).
Điều này sẽ giúp tăng cường tính bảo mật cao nhất. Việc kết hợp hai yếu tố xác thực giúp ngăn chặn các hoạt động gian lận, bảo vệ tài khoản tín dụng tốt hơn, giảm thiểu rủi ro mất tiền do các hoạt động truy cập trái phép.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác liên quan tại chuyên mục Phổ biến pháp luật.
- Chia sẻ:
Đinh Ngọc Tùng
- Ngày:
Tham khảo thêm
3 Trường hợp bất thường phải báo ngay cho ngân hàng khi dùng Online Banking
Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết 2025
Lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu 2025
Thông tư 50/2024/TT-NHNN về bảo mật dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng
Hướng dẫn xác thực sinh trắc học trên App Ngân hàng
Chính thức cần xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại từ 25/12/2024
Cách tính lương hưu đóng BHXH từ 1/7/2025
Quy định về xác nhận bằng OTP trong giao dịch Online Banking từ năm 2025
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có những nguyên tắc nào cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?