3 Trường hợp bất thường phải báo ngay cho ngân hàng khi dùng Online Banking

3 Trường hợp bất thường phải báo ngay cho ngân hàng khi dùng Online Banking. Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, việc đảm bảo an toàn cho tài khoản là ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là một số trường hợp bất thường mà bạn cần báo ngay cho ngân hàng để tránh những rủi ro không mong muốn, Hoatieu.vn mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.

Việc sử dụng Online Banking (Dịch vụ ngân hàng điện tử) mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để bảo vệ tài khoản và tài sản của mình được an toàn, bạn cần đặc biệt lưu ý và báo ngay cho ngân hàng khi gặp phải các trường hợp được quy định tại Thông tư 50/2024/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 31/10/2024 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng (chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025).

Những trường hợp phải báo ngay cho ngân hàng khi dùng Online Banking
Những trường hợp phải báo ngay cho ngân hàng khi dùng Online Banking

1. Trường hợp bất thường phải báo ngay cho ngân hàng khi dùng Online Banking

Tại điểm n Khoản 2 Điều 18 Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã quy định về 03 trường hợp khách hàng dùng Online Banking phải báo ngay cho ngân hàng, gồm:

Trường hợp 1: Mất, thất lạc, hư hỏng thiết bị tạo OTP, số điện thoại nhận tin nhắn SMS, thiết bị lưu trữ khóa bảo mật tạo chữ ký điện tử.

Trường hợp 2: Bị lừa đảo hoặc nghi ngờ bị lừa đảo.

Trường hợp 3: Bị tin tặc hoặc nghi ngờ bị tin tặc tấn công.

Như vậy, khi phát hiện một trong các trường hợp trên, người dùng Online Banking nên liên hệ ngay với ngân hàng để kiểm tra và xử lý.

2. Quy định về bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng

Quy định về bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng gồm 5 nguyên tắc được nêu rõ tại Điều 19 Thông tư 50/2024/TT-NHNN như sau:

Đơn vị phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu khách hàng, tối thiểu bao gồm:

1. Dữ liệu của khách hàng phải được bảo đảm an toàn, bảo mật theo quy định của pháp luật.

2. Thông tin sử dụng để xác nhận giao dịch của khách hàng bao gồm mã khóa bí mật, mã PIN, thông tin sinh trắc học khi lưu trữ phải áp dụng các biện pháp mã hóa hoặc che dấu để bảo đảm tính bí mật.

3. Thiết lập quyền truy cập đúng chức năng, nhiệm vụ cho nhân sự thực hiện nhiệm vụ truy cập dữ liệu khách hàng; có biện pháp giám sát mỗi lần truy cập.

4. Có biện pháp quản lý truy cập, tiếp cận các thiết bị, phương tiện lưu trữ dữ liệu của khách hàng để phòng chống nguy cơ lộ, lọt dữ liệu.

5. Thông báo cho khách hàng khi xảy ra sự cố làm lộ, lọt dữ liệu của khách hàng và báo cáo kịp thời về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Công nghệ thông tin).

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác liên quan tại chuyên mục Phổ biến pháp luật.

Đánh giá bài viết
2 15
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm