Từ 1/8/2016: Cảnh sát giao thông xử phạt không cần lập biên bản

Các trường hợp CSGT xử phạt không cần lập biên bản

Từ ngày 1/8/2016, thì CSGT xử phạt vi phạm không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp: Xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức. Tuy nhiên, CSGT phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Cảnh sát giao thông chỉ được dừng xe trong trường hợp nào?

Quy định mới về quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông

Làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe?

Cảnh sát giao thông xử phạt không lập biên bản

Từ 1/8/2016: Cảnh sát giao thông xử phạt không lập biên bản

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP/NĐ-CP, Cảnh sát giao thông sẽ xử phạt vi phạm trên đường mà không cần lập biên bản.

Căn cứ vào Điều 56 của Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2013), Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 15/02/2016), Nghị định 46/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/8/2016) thì CSGT xử phạt vi phạm không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp: Xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Đối với các trường hợp xử phạt không lập biên bản nêu trên thì CSGT phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Theo quy định, chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

Trường hợp có hành vi vi phạm giao thông và bị xử phạt trên 500.000 đồng thì người vi phạm phải đến kho bạc nộp phạt.

Ngoài ra, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định, trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các điểm, khoản tương ứng.

Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện.

Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.

Đối với phương tiện thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản và được tổ chức, cá nhân thuê phương tiện đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

Đánh giá bài viết
1 676
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo