Quy định mới về quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông

Tải về

Quy định mới về quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông

Quy định mới về quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông tổng hợp đầy đủ và cụ thể về quy định quyền xử phạt mới của Cảnh sát giao thông như xử phạt các vụ vi phạm giao thông từ clip do cư dân ghi, cảnh sát giao thông được quyền xử phạt không lập biên bản, ... Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với nhiều mức phạt nặng hơn, có hiệu lực từ ngày 01/08/2016.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUYỀN XỬ PHẠT CỦA CSGT

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt nặng hơn nhằm tăng tính răn đe, giáo dục, có hiệu lực từ 1/8.

Người dân khi quay được hình ảnh vi phạm giao thông có thể phản ánh hoặc gửi cho các phòng cảnh sát tại các địa phương.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt nặng hơn nhằm tăng tính răn đe, giáo dục, có hiệu lực từ 1/8.

Quy định tăng mức phạt tiền với 194 hành vi vi phạm giao thông gồm 153 hành vi trên đường bộ và 41 hành vi trên đường sắt.

Ví dụ người điều khiển xe hơi nếu nồng độ cồn vượt quy định bị phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng (mức cũ là 10 – 15 triệu đồng), hay như lỗi lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau bị phạt từ 7 – 8 triệu đồng.

Quy định mới về quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông

Đáng chú ý, Nghị định bổ sung nội dung tăng cường sự giám sát của nhân dân với quy định người dân có thể ghi hình các trường hợp vi phạm và gửi đến cơ quan công an. Nhà chức trách sẽ lấy đó làm căn cứ xác minh và xử lý người vi phạm.

Đánh giá về phương án trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội cho rằng: "Đây là biện pháp tích cực, không những tăng tính giám sát của người dân trên đường mà còn nâng cao ý thức của người tham gia giao thông".

Quy định mới về quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông
Cảnh sát sẽ sử dụng video người dân ghi lại hình ảnh vi phạm giao thông để xác minh và xử phạt.

Vị này giải thích thêm, luật đã quy định mọi người dân đều có trách nhiệm giám sát, tố giác vi phạm. Trước thực trạng ý thức tham gia giao thông của nhiều người chưa tốt, việc lên án, tố giác vi phạm là rất cần thiết để góp phần thay đổi ý thức.

Thực tế, trước khi Nghị định 46 có hiệu lực, hình ảnh người dân cung cấp về vi phạm giao thông đã được cảnh sát tại nhiều địa phương coi là cơ sở xác minh và xử phạt.

Cụ thể, người dân khi quay được hình ảnh vi phạm giao thông có thể phản ánh hoặc gửi cho các phòng cảnh sát tại các địa phương hoặc liên lạc với Cục Cảnh sát giao thông theo đường dây nóng 069.2342608 hoặc Email: tccs-c67@vnn.vn.

Người cung cấp thông tin được giữ kín danh tính. Quá trình tiếp nhận thông tin, phòng các đội, phòng tuyên truyền của các phòng, Cục CSGT sẽ xác minh biển số xe và mời chủ phương tiện lên làm việc.

Trên thực tế tại Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội, 100% tài xế bị cảnh sát xác minh thông qua hình ảnh đều thừa nhận vi phạm và chấp nhận nộp phạt, viết cam kết không tái phạm.

Quy định mới về quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông

Cụ thể, ngày 7/7, Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết qua xác minh hình ảnh trên mạng, phòng đã xử phạt tài xế xe tải Lưu Văn Tuấn về hành vi điều khiển xe tải chạy ngược chiều trên cầu Nhật Tân một triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một tháng.

Gần nhất vào cuối tháng 10/2015, hình ảnh chiếc xe container BKS: 34C-081.42 đi ngược chiều trên đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy đã bị người dân ghi lại, cung cấp đến đơn vị. Sau khi điều tra, xác định những hình ảnh vi phạm trên là chính xác, CSGT đã gửi thông báo mời lái xe lên trụ sở làm việc.

Tại cơ quan công an, lái xe Bùi Đăng Cường (33 tuổi, ở Hải Dương) đã thừa nhận hành vi vi phạm và bị tước giấy phép lái xe, đồng thời chịu xử phạt hành chính hơn 1,7 triệu đồng.

Trước đó không lâu, Hà Đức Tuấn Anh (23 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội) cũng đã khiến nhiều người điều khiển phương tiện ở đường cao tốc trên cao Mỹ Đình - Pháp Vân hốt hoảng khi anh này lái xe máy đi ngược chiều, đánh võng trước đầu xe ô tô. Hành vi nguy hiểm của Tuấn Anh đã bị người dân ghi lại, gửi đến cơ quan chức năng.

Chỉ sau vài ngày, Đội Tuyên truyền, điều tra khám nghiệm TNGT đã xác định được danh tính lái xe, từ đó ra quyết định phạt "nguội".

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT TP Hà Nội từng cho biết: "Cùng với hệ thống camera giám sát được bố trí lắp đặt trên nhiều tuyến đường phố, Phòng CSGT, CATP Hà Nội cũng khuyến khích người dân gửi đến đơn vị hình ảnh, video clip ghi lại những hành vi vi phạm Luật Giao thông.

Tất cả những hình ảnh này đều sẽ được kiểm tra, nếu có đủ căn cứ sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định".

Giữ giấy tờ xe vì không mang bảo hiểm xe có đúng không?

Câu hỏi: Tôi đang bị Cảnh sát giao thông tỉnh A giữ xe máy với lỗi không mang Bảo hiểm xe, ngoài ra tôi không vi phạm bất cứ lỗi giao thông nào. Hiện cảnh sát giao thông đã giữ xe và cũng không lập biên bản gì cả. Vậy xin hỏi trong trường hợp này cảnh sát giao thông giữ xe của tôi như vậy có đúng không?

Trả lời:

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này"

Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối với hành vi không mang Bảo hiểm đối với xe máy thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng. Ngoài hình thức phạt tiền, với hành vi không mang Bảo hiểm xe sẽ không có hình thức phạt bổ sung nào. Do đó, trong trường hợp của bạn, nếu chỉ vi phạm với lỗi không mang Bảo hiểm xe thì Cảnh sát giao thông không có quyền giữ xe của bạn. Trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại về hành vi hành chính của cán bộ cảnh sát giao thông đã giữ xe của bạn và yêu cầu trả lại phương tiện.

Căn cứ pháp lý:

Khoản 2 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Cảnh sát giao thông có thêm quyền gì từ 1/8?

Sau đây HoaTieu.vn xin bổ sung về nội dung "Cảnh sát giao thông có thêm quyền gì từ 1/8". Cảnh sát giao thông được phép sử dụng kết quả, hình ảnh do các tổ chức cung cấp để xác định căn cứ xử phạt người vi phạm. Mời các bạn cùng tham khảo thêm.

Từ 1/8, cảnh sát giao thông có thể sử dụng kết quả từ phương tiện, kỹ thuật thu được do các tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh xử phạt vi phạm giao thông.

Nghị định 46/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8 đã bổ sung quy định cho phép cảnh sát giao thông được "sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt".

Điều này đồng nghĩa với việc cảnh sát giao thông sẽ có thêm quyền xác minh thông tin, hình ảnh do các tổ chức trên cung cấp để làm căn cứ xử phạt vi phạm giao thông.

Tuy nhiên, Nghị định nêu rõ, việc sử dụng các phương tiện, thiết bị phải đảm bảo được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đó là tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức; tuân thủ quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Đối với người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi lại hình ảnh phải đảm bảo các tiêu chí sau: là nhân viên của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt; được tập huấn về quy trình thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan.

Nghị định 46 cho phép các bộ trưởng Công an, Giao thông vận tải căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao ban hành văn bản quy định về quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định.

Đánh giá bài viết
1 744
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm