Trách nhiệm dân sự khi thả chó ra ngoài đường?
Trách nhiệm dân sự khi thả chó ra ngoài đường?
Trách nhiệm dân sự khi thả chó ra ngoài đường? Cụ thể trong trường hợp nào thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân bị thương tích? Căn cứ vào điều 625 Bộ luật dân sự 2005 súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái với pháp luật đạo đức xã hội. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.
Thủ tục kiện dân sự theo quy định mới
Quyết định 243/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật dân sự
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta coi súc vật là vật chăn nuôi hoặc thú nuôi trong nhà. Tuy nhiên bản chất súc vật là động vật hoang dã, mặc dù được thuần hóa, súc vật vẫn có thể gây nguy hiểm cho con người. Khi súc vật gây ra thiệt hại, người ta thường quy ra là do lỗi quản lý, thuần dưỡng của chủ sở hữu. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chủ sở hữu không thể kiểm soát được vật nuôi của mình như súc vật mắc dịch bệnh (dịch trâu điên, chó dại,..) hoặc súc vật bị bắt trộm, lấy cắp,.. Vậy trách nhiệm dân sự khi thả chó ra ngoài đường như thế nào? Liệu có phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do súc vật gây ra hay không? HoaTieu.vn xin đưa ra những chứng minh và ví dụ cụ thể như sau:
Hỏi:
Thưa luật sư em có một thắc mắc như sau: Con chó nhà em bình thường vẫn thả ở sau nhà. Đã chốt cửa. Nhưng khi nghe tiếng còi xe máy của chủ về. Nó phi bật chốt cửa để ra mừng chủ. Khi phi ra đến cổng thì có 2 mẹ con đang lai nhau. (con ngồi đằng trước, mẹ ngồi sau) 2 người không đội mũ bảo hiểm.
Thế là chị đó đâm vào chó nhà em và ngã. Chị ấy có bị sứt sát chân. Và con chị ấy khóc kêu đau đầu. Gia đình chị đó có đưa đi chụp não. Nhưng chưa có kết quả rõ ràng. Trong trường hợp này phải chịu trách nhiệm như thế nào ạ?
Trả lời:
Theo như quy định tại khoản 1,4 Điều 625 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Như vậy dựa vào căn cứ pháp lý trên chó nhà bạn khi bật khóa lao ra cửa làm ngã xe 2 mẹ con đang lai nhau khiên cho chị ấy và con bị thiệt hại về sức khỏe. Cho nên bạn là chủ sở hữu con cho đó thì bạn phải bổi thường toàn bộ thiệt hại bao gồm tiền chi phí khám chữa bệnh của của chị ấy và con.
Hơn nữa theo như khoản 4 điều 625 Bộ luật này súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái với pháp luật đạo đức xã hội.
Để phân định được rõ ràng trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại khi súc vật gây thiệt hại thì tại điều 625 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định:
"1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội."
Dựa theo quy định trên, tùy từng trường hợp, chúng ta có các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác nhau:
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp súc vật
Việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp chiếm hữu, quản lý và sử dụng súc vật thuộc quyền là hợp pháp. Trong quá trình chiếm hữu, quản lý và sử dụng, do lỗi quản lý của chủ sở hữu, hoặc người chiếm hữu dẫn đến việc súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác như:
- Chăn thả súc vật ở những nơi cấm chăn thả gia súc dẫn đến thiệt hại xảy ra ( trâu dẫm hỏng vườn rau của nhà người khác, bò cản trở giao thông dẫn đến xảy ra tai nạn,...)
- Thả rông vật nuôi dẫn đến gây thiệt hại ( chó cắn người đi đường,..)
- Cố ý sử dụng súc vật để gây thiệt hại cho chủ thể khác ( Ông A kêu chó lùa, cắn ông B,..)
Với những trường hợp trên, chủ sở hữu, người chiếm hữu súc vật đương nhiên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vật nuôi của mình gây ra.
Tuy nhiên, trong thực tế, tồn tại trường hợp súc vật gây thiệt hại do nguyên nhân tự nhiên, khách quan ( như dịch bệnh, môi trường,..) không phải do lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật thì xét theo quy định của pháp luật tại điều 625 BLDS năm 2005 thì ngoại trừ các trường hợp: người bị thiệt hại, người chiếm hữu trái pháp luật hoặc người thứ ba có lỗi hoàn toàn trong việc súc vật gây thiệt hại, vẫn xác định chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi súc vật gây thiệt hại.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật và người thứ ba có lỗi làm súc vật gây thiệt hại cho người khác
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 625 BLDS 2005, người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật, người thứ ba có lỗi để súc vật gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp súc vật gây thiệt hại. Ngoài ra, người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật còn phải chịu trách nhiệm hoàn trả súc vật (nếu còn) hoặc phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật nếu có. Người thứ ba có lỗi để súc vật gây thiệt hại cho người khác mà gây thiệt hại cho súc vật của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật thì phải bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, thực tế có trường hợp người chiếm hữu trái pháp luật không thực hiện hành vi khiến súc vật gây hại mà do người thứ ba thực hiện hành vi trên thực tế khiến súc vật đang bị chiếm hữu bất hợp pháp gây hại cho người khác thì người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (A ăn trộm cho của B nhốt vào chuồng, C thả chó ra và trêu chọc con chó khiến con chó cắn người đi đường D thì C phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho D).
3. Nhiều người cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Nhiều người cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ( theo quy định tại điều 616 BLDS 2005 ) khi việc súc vật gây thiệt hại có lỗi của nhiều chủ thể:
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có lỗi trong quản lý súc vật để người thứ ba thực hiện các hành vi làm cho súc vật gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật và người thứ ba phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại. ( A chăn thả trâu ở ruộng lúa nhà B khiến trâu ăn lúa nhà B, B dùng gạch xua đuổi trâu khiến trâu hoảng sợ, chạy ra ngoài và đâm bị thương người đi đường ).
- Người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc để súc vật gây thiệt hại cho mình thì phát sinh trách nhiệm do hỗn hợp lỗi giữa chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật với người bị thiệt hại. Các bên phải chịu thiệt hại theo phần lỗi của mình. Trong trường hợp không xác định được phạm vi lỗi của các bên thì chia đều trách nhiệm về thiệt hại. Nếu lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại thì trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được loại trừ.
- Với trường hợp người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật để súc vật gây thiệt hại cho người khác và người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc súc vật gây thiệt hại cho mình, thì đây cũng là trường hợp hỗn hợp lỗi, người chiếm hữu suc vật trái pháp luật và người bị thiệt hại cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra
Theo khoản 4 Điều 625 BLDS năm 2005, trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại theo tập quán, nếu tập quán đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, vấn đề tập quán khá phức tạp, là quy tắc cư xử của một cộng đồng nhỏ, mang tính tộc người hoặc tính khu vực. Để tránh xảy ra tình trạng áp dụng quy định này một cách tràn lan, không phù hợp làm ảnh hưởng đến các chủ thể trong quan hệ dân sự, thì việc bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra thực hiện theo các nguyên tắc:
- Chỉ được áp dụng phong tục, tập quán không có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật.
- Chỉ áp dụng những phong tục, tập quán đã trở thành thông dụng, được đông đảo mọi người sinh sống trên cùng địa bàn, cùng dân tộc, cùng tôn giáo thừa nhận.
- Chỉ áp dụng trên địa bàn có cách cư xử theo phong tục, tập quán đó.
- Bốn là, tôn trọng sự thoả thuận của đương sự trong việc áp dụng phong tục, tập quán về dân sự.
- Dựa theo vai trò của người đứng đầu khu vực đó để áp dụng phong tục, tập quán trong bồi thường thiệt hại.
Xét thấy bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là một vấn đề không rộng nhưng phức tạp, cần có sự xem xét, đánh giá phù hợp trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Trách nhiệm dân sự khi thả chó ra ngoài đường?
246 KB 22/08/2016 9:28:00 SATải Trách nhiệm dân sự khi thả chó ra ngoài đường định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh mục đích của việc học tập để làm gì?
-
Liên hệ thực tiễn áp dụng pháp luật năm 2024
-
Năm 2024, công an phường có được bắt lỗi vượt đèn đỏ?
-
Các lỗi vi phạm giao thông bị trừ điểm bằng lái 2024
-
Sử dụng bao lì xì sổ đỏ có bị phạt không?
-
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2023
-
Các địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm Lịch 2024
-
Việt kiều có được cấp Căn cước công dân không?
-
Bảng giá đất Quảng Bình 2024 (mới nhất)
-
Nhiễm HIV không được làm việc lĩnh vực nào năm 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27