Thông tư 23/2018/TT-BTC

Thông tư 23/2018/TT-BTC - Hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 23/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành. Thông tư này không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của các công ty chứng khoán đối với ngân sách Nhà nước. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2018

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN LÀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

Căn c Luật Kế toán s 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;

Căn c Luật Chứng khoán s 70/2006/QH11 ngày 26/6/2006;

Căn c Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Chng khoán s 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một s điu của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định s 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một s điều của Luật Chng khoán và Luật sửa đi, b sung một s điều của Luật Chng khoán;

Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một s điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một s điu của Luật Chứng khoán và Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Chng khoán;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đ nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kim toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán chng quyn có bảo đảm đi với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính đối với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến chứng quyền có bảo đảm. Thông tư này không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của các công ty chứng khoán đối với ngân sách Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đi với các công ty chứng khoán được phép phát hành chứng quyền có bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Chương II

HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN

Điều 3. Một số tài khoản hạch toán nghiệp vụ kế toán liên quan đến chứng quyền:

1. Tài khoản 329 - Phải trả chứng quyền: Tài khoản này dùng để phản ánh số phải trả chứng quyền hiện có và tình hình biến động của tài khoản phải trả chứng quyền do đánh giá lại chứng quyền theo giá thị trường.

Kết cấu Tài khoản 329 - Phải trả chứng quyền:

Bên Nợ: - Số tiền đã trả chứng quyền;

- Số tiền phải trả chứng quyền giảm.

Bên Có: - Số tiền phải trả chứng quyền;

- Số tiền phải trả chứng quyền tăng.

Số dư Bên Có: Số tiền còn phải trả chứng quyền.

2. Mở tài khoản chi tiết của Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng để theo dõi tiền bảo đảm thanh toán tại ngân hàng lưu ký trước khi chào bán chứng quyền, tiền gửi tại tài khoản phong tỏa (tiền bán chứng quyền khi phân phối trên thị trường sơ cấp) và tiền gửi tại tài khoản tự doanh (đthực hiện phòng ngừa rủi ro theo yêu cu của Sở Giao dịch chứng khoán).

3. Tài khoản 018 - Chứng quyền (mở chi tiết theo từng loại chứng quyền).

Kết cấu Tài khoản 018 - Chứng quyền:

Bên Nợ: Phản ánh số chng quyền được phép phát hành.

Bên Có: Phản ánh số chứng quyền đang lưu hành.

Số dư Bên Nợ: Phản ánh số chứng quyền được phép phát hành nhưng chưa lưu hành.

Điều 4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1. Khi công ty chứng khoán ký quỹ tại Ngân hàng lưu ký đđảm bảo thanh toán cho việc chào bán chng quyền, kế toán phải theo dõi chi tiết trên Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng và phải thuyết minh rõ stiền ký quỹ đđảm bảo thanh toán.

2. Khi có giấy chứng nhận chào bán chứng quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kế toán phải theo dõi số chứng quyền được phép phát hành, ghi:

Nợ TK 018 - Chng quyền.

3. Khi công ty chứng khoán thực hiện phân phối chứng quyền cho nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp:

a. Khi bán chứng quyền ra, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (chi tiết tài khoản phong tỏa tại ngân hàng)

Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyn).

Đồng thời ghi:

Có TK 018 - Chng quyền.

b. Khi có xác nhận kết quả phân phối của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, kế toán ghi giảm tài khoản tiền gửi ngân hàng phong tỏa và ghi tăng tài khoản tin gửi ngân hàng thông thường.

c. Trường hợp Ủy ban chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoặc hủy bỏ đợt chào bán, kế toán ghi:

Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

Đồng thời thuyết minh số chứng quyền bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.

4. Khi phát sinh chi phí ban đầu liên quan đến phát hành chứng quyền như xin cấp giấy chứng nhận chào bán, thực hiện phân phối chứng quyền trên thị trường sơ cấp, niêm yết, lưu ký chứng quyền, ghi:

Nợ TK 632 - Lvà chi phí giao dịch mua các tài sản tài chính (chi tiết phí chào bán chứng quyền)

Có các TK 111, 112.

5. Khi thực hiện giao dịch (mua/bán) chứng quyền để tạo lập thị trường trên sàn:

a. Trường hợp mua lại chứng quyền, ghi:

Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (Giá trị của chứng quyền đang ghi sổ)

Nợ TK 632- Lỗ và chi phí giao dịch mua các tài sản tài chính, hoạt động tự doanh - chi tiết tài khoản chứng quyền (chênh lệnh lỗ - nếu giá mua cao hơn giá đang ghi trên số)

Có TK 112 (giá mua vào)

Có TK 511- Thu nhập từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (chênh lệnh lãi - nếu giá mua lại thấp hơn giá đang ghi sổ).

Đồng thời ghi:

Nợ TK 018 - Chứng quyền.

b. Trường hợp bán chứng quyền, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền)

Đồng thời ghi:

Có TK 018 - Chng quyền.

6. Kế toán cho hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging)

a. Trường hợp công ty chứng khoán đã có sẵn chứng khoán cơ sở đang hạch toán trên Tài khoản 121 - Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ, Tài khoản 124 - Tài sản tài chính sẵn sàng để bán AFS. Kế toán mở sổ chi tiết Tài khoản 121, 124 để phản ánh chứng khoán phòng ngừa rủi ro và khi hết thời gian phòng ngừa rủi ro, kế toán ghi ngược lại trên schi tiết.

b. Trường hợp công ty chứng khoán mua chứng khoán cơ sở đphòng ngừa rủi ro, ghi:

Nợ TK 121- Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (Chi tiết phòng ngừa rủi ro chứng quyền)

Có TK 321- Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

Cuối kỳ, kế toán đánh giá lại và ghi nhận việc đánh giá lại giá trị của chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro tương tự như đánh giá lại tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ FVTPL.

c. Trường hợp công ty chứng khoán phải bổ sung tin ký quỹ do có chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế thì kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 112 và phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính.

7. Cuối kỳ, thực hiện đánh giá lại chứng quyền theo giá trị hợp lý:

a. Trường hợp giá của chứng quyền đang lưu hành giảm xung, ghi:

Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (Chênh lệnh giữa giá ghi sổ và giá thị trường tại thời điểm đánh giá)

Có TK 5111 - Thu nhập từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (Chi tiết chênh lệch giảm do đánh giá lại FVTPL - chứng quyền).

b. Trường hợp giá của chứng quyền đang lưu hành tăng, ghi:

Nợ TK 63213 - Chênh lệch giảm về đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (chi tiết chênh lệch tăng do đánh giá lại FVTPL - chng quyền = chênh lệnh giữa giá thị trường tại thời điểm đánh giá và giá ghi số)

Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết phải trả chứng quyền).

Thuộc tính văn bản: Thông tư 23/2018/TT-BTC

Số hiệu23/2018/TT-BTC
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhChứng khoán, Kế toán - Kiểm toán
Nơi ban hànhBộ Tài chính
Người kýĐỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành12/03/2018
Ngày hiệu lực
27/04/2018
Đánh giá bài viết
1 179
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi