Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH yêu cầu về năng lực khi tốt nghiệp cao đẳng lĩnh vực kinh doanh
Yêu cầu về năng lực khi tốt nghiệp cao đẳng lĩnh vực kinh doanh
Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật.
Ngày 23/12/2019, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ra Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH về việc ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật.
Theo đó, đối với ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng, khối lượng kiến thức tối thiểu là 2.340 giờ, tương đương với 88 tín chỉ. Với thời gian này, người học sẽ nắm được các kiến thức sau: các định được các kiến thức cần thiết của nghề bán hàng; xác định được phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp; xác định được phương pháp, quy trình trưng bày sản phẩm; tầm quan trọng của quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong bán hàng…
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------------- Số: 20/2019/TT-BLĐTBXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2019 |
THÔNG TƯ
Ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà
người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật
----------------
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:
- Ngành, nghề: Quản trị bán hàng;
- Ngành, nghề: Hành chính logistics;
- Ngành, nghề: Tài chính - Ngân hàng;
- Ngành, nghề: Quản lý kho hàng;
- Ngành, nghề: Quản lý tòa nhà;
- Ngành, nghề: Dịch vụ pháp lý.
Điều 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành hướng dẫn chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị trí việc làm theo ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2020.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định tại Điều 1 và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo, Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ; - Lưu: VT, TCGDNN (20 bản). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quân |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ |
QUY ĐỊNH
Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học
phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2019/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 12
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC
MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành/nghề
Quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Đây là ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý - kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng. Quản trị bán hàng liên quan đến hoạch định, tổ chức, lãnh đạo/điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng (hoạt động tiêu thụ sản phẩm), tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị như quản trị mua, bán và dự trữ sản phẩm. Quản trị bán hàng giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, quản trị bán hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng và tổ chức các phương án bán hàng cho phù hợp với từng tình huống, từng thương vụ.
Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. Các nội dung công việc chính gồm nghiên cứu thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, quản lý kho vận, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng, giám sát bán hàng. Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.340 giờ (tương đương 88 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Giải thích được các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực quản trị, marketing, bán hàng và hành chính - nhân sự;
- Xác định được kiến thức cần thiết của nghề bán hàng như: tâm lý khách hàng, chính sách liên quan đến bán hàng, quy định liên quan đến đấu thầu, hành vi khách hàng, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, kênh phân phối, văn hóa doanh nghiệp, …;
- Xác định được các phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp;
- Liệt kê được nguồn cung ứng sản phẩm và các phát sinh trong quá trình bán hàng;
- Xác định được các nguyên tắc cơ bản về quản lý kho vận và các loại rủi ro trong quản lý kho vận;
- Xác định được các phương pháp, quy trình trưng bày sản phẩm;
- Xác định được tầm quan trọng của quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong bán hàng;
- Trình bày được quy trình tổ chức một sự kiện, nắm được trình tự và nội dung công việc trong tổ chức sự kiện;
- Xác định được các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh bán hàng;
- Mô tả được quy trình bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến;
- Xác định được quy trình kiểm kê sản phẩm và giám sát hoạt động bán hàng;
- Cập nhật được các chính sách thuế và khai báo thuế đối với sản phẩm;
- Xác định được nội dung cơ bản về đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
- Xác định được nội dung, quy định trong kế hoạch chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng của doanh nghiệp;
- Xác định được các phương pháp quản trị bán hàng, phương pháp xây dựng quan hệ nội bộ;
- Xác định được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, chú trọng đặc biệt về Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Lao động và Luật Phòng cháy chữa cháy;
- Trình bày được nguyên tắc khai thác và sử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp, tư vấn và chăm sóc được khách hàng của doanh nghiệp;
- Tổ chức được các hoạt động Marketing cho doanh nghiệp;
- Thực hiện được các công việc trong tổ chức sự kiện (lập kế hoạch tổ chức, vận động tài trợ, làm việc với nhà cung cấp, lập danh sách và gửi thư mời, đón tiếp khách mời, khai mạc sự kiện, phục vụ tại sự kiện, bế mạc sự kiện, đánh giá kết quả sau sự kiện, ...
- Thực hiện tốt kỹ năng quan sát, ghi chép sổ sách (book keeping), cập nhật dữ liệu, duy trì hồ sơ, tài liệu;
- Quản lý và sử dụng được các thiết bị, máy móc chuyên dụng trong bán hàng;
- Thực hiện được nhiệm vụ trưng bày sản phẩm, trình bày, trang trí các gian hàng, cửa hàng, các loại sản phẩm theo không gian được thiết kế tại nơi bán hàng;
- Thực hiện được các nghiệp vụ xuất và nhập hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại;
- Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử;
- Phối hợp thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến;
- Quản lý được các loại chứng từ, báo cáo bán hàng;
- Thực hiện được các biện pháp và quy trình bảo quản sản phẩm;
- Phối hợp thực hiện được quy trình kiểm kê sản phẩm;
- Thực hiện được công tác vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại nơi làm việc;
- Thực hiện được quy trình phát triển và khai thác thị trường;
- Tổ chức và quản trị được đội ngũ bán hàng, xử lý tốt các quan hệ nội bộ;
- Phối hợp thực hiện được hoạt động giám sát bán hàng;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm; chủ động, sáng tạo trong công việc, khả năng giải quyết công việc và vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; giao tiếp tốt với đồng nghiệp, với khách hàng;
- Hướng dẫn, giám sát đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong phạm vi công việc được giao;
- Có khả năng đánh giá chất lượng, kết quả công việc của bản thân và nhóm sau khi hoàn thành công việc được giao;
- Có khả năng định hướng, thích nghi với môi trường làm việc; có năng lực lập kế hoạch và điều phối công việc khoa học và hợp lý; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp; tự học tập tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Có ý thức trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức. Có tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, đạo đức nghề nghiệp. Có lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong chuyên nghiệp. Có sức khỏe và ý chí phấn đấu trong công việc để có thu nhập cao cho cá nhân, có lợi cho tổ chức và xây dựng đất nước;
- Thích ứng được với sự thay đổi trong thời kỳ công nghệ 4.0 cũng như lựa chọn các trang thiết bị và phương tiện làm việc tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường;
- Trưng bày sản phẩm;
- Bán lẻ;
- Bán hàng đại lý;
- Bán hàng trong siêu thị;
- Bán hàng trực tuyến;
- Quản lý kho vận;
- Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng;
- Giám sát bán hàng.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản trị bán hàng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành/nghề
Quản trị bán hàng trình độ trung cấp là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Đây là ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý - kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng. Quản trị bán hàng liên quan đến hoạch định, tổ chức, lãnh đạo/điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng (hoạt động tiêu thụ sản phẩm), tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị như quản trị mua, bán và dự trữ sản phẩm. Quản trị bán hàng giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, quản trị bán hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng và tổ chức các phương án bán hàng cho phù hợp với từng tình huống, từng thương vụ.
Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. Các nội dung công việc chính gồm khảo sát thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.470 giờ (tương đương 56 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực quản trị, marketing và bán hàng;
- Xác định được tâm lý khách hàng, chính sách liên quan đến bán hàng;
- Xác định được kiến thức cần thiết của nghề bán hàng như: hành vi người tiêu dùng, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, kênh phân phối...;
- Mô tả được các phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp;
- Liệt kê được nguồn cung ứng sản phẩm và các phát sinh trong quá trình bán hàng;
- Mô tả được các phương pháp, quy trình trưng bày sản phẩm;
- Xác định được tầm quan trọng của quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong bán hàng;
- Mô tả được quy trình bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến;
- Xác định được quy trình kiểm kê sản phẩm;
- Cập nhật được các chính sách thuế và khai báo thuế đối với sản phẩm;
- Xác định được nội dung cơ bản về đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
- Liệt kê được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, chú trọng đặc biệt về Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Lao động và Luật Phòng cháy chữa cháy.
- Trình bày được nguyên tắc khai thác và sử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp trong bán hàng;
- Phối hợp được với các bộ phận triển khai hoạt động marketing trong bán hàng;
- Vận hành được các thiết bị, máy móc chuyên dụng trong bán hàng;
- Thực hiện tốt kỹ năng quan sát, ghi chép sổ sách (book keeping), cập nhật dữ liệu, duy trì hồ sơ, tài liệu;
- Thực hiện được nhiệm vụ trưng bày sản phẩm, trình bày, trang trí các gian hàng, cửa hàng, các loại sản phẩm theo không gian được thiết kế tại nơi bán hàng;
- Thực hiện được các nghiệp vụ xuất và nhập hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại;
- Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử;
- Phối hợp thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến;
- Quản lý được các loại chứng từ, báo cáo bán hàng;
- Thực hiện được các biện pháp và quy trình bảo quản sản phẩm;
- Phối hợp thực hiện được quy trình kiểm kê sản phẩm;
- Thực hiện được công tác vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại nơi làm việc;
- Phối hợp thực hiện được quy trình phát triển và khai thác thị trường;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chủ động, sáng tạo, giao tiếp tốt với đồng nghiệp và khách hàng;
- Tinh thần phục vụ chuyên nghiệp nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng và các bên liên quan, có đạo đức nghề nghiệp và lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật;
- Có khả năng đánh giá kết quả công việc của bản thân và nhóm sau khi hoàn thành công việc được giao;
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc; có năng lực làm việc khoa học và hợp lý; có năng lực đánh giá các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình; tự học tập tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Thích ứng được với sự thay đổi trong thời kỳ công nghệ 4.0 cũng như lựa chọn các trang thiết bị và phương tiện làm việc tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Khảo sát thị trường;
- Trưng bày sản phẩm;
- Bán lẻ;
- Bán hàng đại lý;
- Bán hàng trong siêu thị;
- Bán hàng trực tuyến;
- Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản trị bán hàng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
2.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: HÀNH CHÍNH LOGISTICS
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)
Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường.
Công việc của người làm nghề Hành chính Logistics là đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi người nhân viên phải được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, các kiến thức về kinh tế, kế toán, logistics, hải quan, ngoại thương, xuất nhập khẩu, bán hàng, thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế, chăm sóc khách hàng. Đồng thời người học cần phải được trang bị những kỹ năng mềm song song với trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2190 giờ (tương đương 79 tín chỉ)
2. Kiến thức
- Trình bày được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật đại cương và chuyên ngành, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về kinh tế học, quản trị học, marketing căn bản, Logistics, nguyên lý kế toán, toán kinh tế, nghiệp vụ soạn thảo văn bản, nghiệp vụ văn thư lưu trữ, ...;
- Xác định được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của nghề Hành chính Logistics;
- Xác định được quy trình và nội dung làm việc tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics;
- Xác định được cách thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đối tác và khách hàng;
- Mô tả - trình bày được công dụng và cách thức hoạt động của các dịch vụ truyền thông, các công cụ hiện đại ứng dụng trong chuyên ngành Logistics, các trang mạng xã hội, các ứng dụng thương mại điện tử, ...;
- Trình bày được quy trình lập, lưu trữ, quản lý hồ sơ khách hàng và các nhà cung ứng dịch vụ;
- Trình bày được kiến thức chuyên môn trong giao nhận vận tải quốc tế, chuỗi cung ứng, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ hải quan, thanh toán quốc tế, bán hàng, chăm sóc khách hàng, tài chính, ngân hàng;
- Trình bày được kiến thức về hải quan, các quy trình thông quan, tiếp nhận đơn hàng, giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước;
- Mô tả và trình bày được những sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến ngành Hành chính Logistics;
- Trình bày được quy trình và nguyên tắc quản lý các sự cố và tình huống khẩn cấp trong hoạt động điều hành và thực hiện giao dịch với đối tác và khách hàng;
3. Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo thiết bị văn phòng: máy fax, máy scan, máy photocopy, ...;
- Giao tiếp, trao đổi, đàm phán, thuyết phục khách hàng;
- Quản lý thời gian, lên kế hoạch;
- Áp dụng quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, xử lý đơn hàng;
- Nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng;
- Cập nhật các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến ngành nghề;
- Quản lý, cập nhật hồ sơ khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan;
- Thực hiện điều phối, phối hợp với các bộ phận liên quan;
- Theo dõi cập nhật và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch;
- Giám sát và thực hiện các thao tác nghiệp vụ thanh toán, các giao dịch với nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng;
- Lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các cuộc họp;
- Quản lý, sử dụng và đào tạo nhân sự để tổ chức thực hiện công việc của nhóm, của bộ phận và tiến hành huấn luyện, đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc;
- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Có ý thức làm việc một cách cẩn thận, chính xác, đảm đúng quy định chuẩn mực của pháp luật;
- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình trong công tác;
- Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng phục vụ;
- Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm; thiện chí trong tiếp nhận ý kiến và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc;
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc;
- Rèn luyện khả năng chịu áp lực cao trong công việc, khả năng thích ứng, linh hoạt trong xử lý tình huống, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với sự phát triển thực tiễn của ngành Logistics nói chung;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong quá trình tác nghiệp;
- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc cho các công ty dịch vụ Logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty sản xuất và thương mại tại các vị trí việc làm:
- Xử lý chứng từ;
- Kinh doanh Logistics;
- Thanh toán quốc tế;
- Chăm sóc khách hàng;
- Giao nhận hiện trường.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Hành chính Logistics trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
..................................................................
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tham khảo thêm
Mức trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công từ 1/7/2020
Thông tư Chế độ kế toán doanh nghiệp 2020
Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH yêu cầu về năng lực khi tốt nghiệp cao đẳng sản xuất, chế biến
Thông tư 09/2020/TT-BTC quy định khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác
Quyết định 44/QĐ-BXD 2020 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp
Thể thức trình bày văn bản hành chính 2023
Quyết định 352/QĐ-BHXH 2020 Quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công bảo hiểm xã hội
Quyết định 329/QĐ-BGTVT tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích của đơn vị thuộc Cục Đăng kiểm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH yêu cầu về năng lực khi tốt nghiệp cao đẳng lĩnh vực kinh doanh
480,3 KB 11/03/2020 4:39:00 CHGợi ý cho bạn
-
Công văn 3759/BGDĐT-GDTX 2023 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với GDTX
-
Công văn 3898/BGDĐT-GDTH 2024 hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025
-
Tải Công văn 3899/BGDĐT-GDTrH 2023 về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023-2024 file doc, pdf
-
Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí ngành lĩnh vực giáo dục
-
Thông tư 10/2018/TT-BGDĐT
-
Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn chức danh viên chức tư vấn học sinh
-
Chế độ trực hè, trực Tết của giáo viên các cấp 2024
-
Tải Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy trình thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo trung cấp, cao đẳng
-
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất 2024
-
Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 2023 Hà Nội
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác