Thông tư 17/2023/TT-BNV về Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Mới đây Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 17/2023/TT-BNV về Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Theo đó, Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức, bao gồm: Quy định chung; Nội quy kỳ thi; Đăng ký dự thi; Ngân hàng câu hỏi và đáp án; Quy chế tổ chức kỳ thi; Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức...

Nội dung Thông tư 17/2023/TT-BNV

BỘ NỘI VỤ

______

Số: 17/2023/TT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2023

THÔNG TƯ
Ban hành Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức

__________

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ  Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyn dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định về kim định chất lượng đầu vào công chức;

Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định Nội quy và Quy chế tổ chức kim định chất lượng đầu vào công chức.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2024.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để hướng dẫn, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- V ă n phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Ban Tổ chức Thành ủy, Tỉnh ủy, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ;

- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng , các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;

- Lưu: VT, CCVC.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Thị Thanh Trà

NỘI QUY VÀ QUY CHẾ
TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO CÔNG CHỨC

(Kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BNV ngày 29 tháng 11 năm 2023)

______________

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nội quy và Quy chế quy định về tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức, bao gồm: Quy định chung; Nội quy kỳ thi; Đăng ký dự thi; Ngân hàng câu hỏi và đáp án; Quy chế tổ chức kỳ thi; Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây viết tắt là Hội đồng kiểm định) và các ban giúp việc của Hội đồng kiểm định; Việc tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức, chế độ báo cáo, lưu trữ hồ sơ kỳ thi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức được áp dụng đối với người tham gia thi tuyển vào làm công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thi đầu vào công chức, tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức và người tham gia tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nội quy và Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây viết tắt là kiểm định) là kỳ thi do Bộ Nội vụ tổ chức nhằm đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.

2. Đơn vị chủ trì tổ chức kiểm định là cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao nhiệm vụ tổ chức kiểm định.

3. Đơn vị phối hợp tổ chức kiểm định là cơ quan của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị thuộc thẩm quyền phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các cơ sở giáo dục đào tạo và các tổ chức có tư cách pháp nhân có liên quan do Hội đồng kiểm định mời tham gia tổ chức kỳ kiểm định.

4. Người tham gia coi thi bao gồm: Trưởng ban coi thi, Phó Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi, Phó Trưởng điểm thi, thành viên kiêm Thư ký Ban coi thi, thành viên ban coi thi, giám thị phòng thi, giám thị hành lang, kỹ thuật viên máy vi tính.

5. Người phục vụ kỳ thi bao gồm người đón tiếp, y tế, điện lực, an ninh trật tự và bảo vệ tại các điểm thi và khu vực làm việc của Hội đồng kiểm định.

6. Điểm thi là nơi tổ chức cho thí sinh đến dự thi, gồm có các phòng máy thi kết nối với máy chủ của điểm thi qua hệ thống mạng nội bộ.

7. Máy thi là máy vi tính của điểm thi mà thí sinh được sử dụng để làm bài thi trong ca thi.

8. Máy giám sát thi là máy vi tính của điểm thi có cài đặt phần mềm để quản lý và vận hành các quy trình nghiệp vụ của điểm thi do nhân viên kỹ thuật máy vi tính thực hiện theo chỉ đạo của Trưởng điểm thi.

9. Máy chủ của kỳ thi là một hệ thống các máy chủ có cài đặt các phần mềm về kiểm định chất lượng đầu vào công chức để thực hiện các quy trình và nghiệp vụ của kỳ thi.

10. Hạ tầng kỹ thuật của điểm thi bao gồm các phòng đặt máy chủ, phòng đặt máy thi, phòng hoặc không gian nghiệp vụ khác và khu vực liền kề xung quanh đủ bảo đảm tính độc lập của điểm thi cùng với các hệ thống mạng nội bộ, đường điện lưới, đường nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy.

11. Hạ tầng kỹ thuật của kỳ thi bao gồm hạ tầng kỹ thuật của các điểm thi và hạ tầng kỹ thuật của khu điều hành kỳ thi. Hạ tầng kỹ thuật của khu điều hành kỳ thi bao gồm hệ thống mạng nội bộ, internet, các thiết bị được sử dụng để quản lý, điều hành kỳ thi.

12. Phần mềm của kỳ thi là hệ thống các phần mềm được xây dựng và nghiệm thu của cấp có thẩm quyền để tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

13. Dữ liệu về câu hỏi và đáp án là nội dung của câu hỏi và đáp án ở trong ngân hàng câu hỏi và đáp án của kỳ kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

14. Dữ liệu tổ chức thi là thông tin về người dự thi, kết quả thi dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh được nhập vào hoặc chiết xuất từ các phần mềm của kỳ thi.

15. Tình huống bất thường trong coi thi là những tình huống dẫn đến gián đoạn kéo dài thời gian làm bài của thí sinh hoặc phải dừng hoạt động của phòng thi hoặc điểm thi.

16. Kết quả của bài thi là số câu trả lời đúng của thí sinh đạt được sau khi hoàn thành bài thi, được hiển thị trên màn hình máy thi của thí sinh trước khi thí sinh bấm vào nút “Kết thúc” hoặc khi hết giờ làm bài thi để đăng xuất khỏi bài thi và được in trong bản danh sách kết quả thi của phòng thi.

17. Danh sách kết quả thi của phòng thi, gồm: thông tin về tên kỳ thi, mã bài thi, ngày thi, đợt thi, ca thi, tên điểm thi, số hiệu phòng thi cùng thông tin về số báo danh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, họ và tên, ngày sinh, số câu trả lời đúng của bài thi, tình trạng khác của thí sinh dự thi (bỏ thi, chuyên ca, khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ...) của tất cả thí sinh và thông tin về tổng số thí sinh trong danh sách, tổng số thí sinh dự thi của phòng thi cùng phần chữ ký của giám thị phòng thi, kỹ thuật viên máy vi tính của phòng thi, Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi, giám sát của điểm thi.

18. Quyết định phê duyệt kết quả kiểm định là văn bản của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ghi nhận thông tin về người dự thi, đợt thi, số câu trả lời đúng của thí sinh được công bố chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm định. Quyết định phê duyệt kết quả kiểm định được đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và Trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Chương II. NỘI QUY TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO CÔNG CHỨC

Điều 4. Quy định đối với thí sinh

1. Phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng, văn minh, lịch sự. Trường hợp thí sinh dự thi đến muộn quá 10 phút kể từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài thi thì không được dự thi. Trường hợp thí sinh gặp sự cố bất khả kháng đến quá giờ thi, Trưởng điểm thi phải báo cáo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, quyết định cho thí sinh thi lại ca sau hoặc thi lại đợt thi khác.

2. Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng; giấy xác nhận đăng ký dự thi để giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi.

3. Ngồi đúng chỗ theo số báo danh, để Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh và giấy xác nhận đăng ký dự thi trên mặt bàn để các giám thị phòng thi và các thành viên Hội đồng kiểm định kiểm tra.

4. Chỉ được mang vào phòng thi bút viết và một số loại thuốc mà thí sinh dự thi có bệnh án phải mang theo; không được mang vào phòng thi các loại túi xách, điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi.

5. Tuân thủ mọi hướng dẫn của giám thị phòng thi; giữ trật tự và không được hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích, các loại thức ăn, đồ uống có cồn trong phòng thi.

6. Không được trao đổi với người khác trong thời gian thi, không được trao đôi giấy nháp, không được nhìn bài thi của thí sinh khác hoặc có bất kỳ một hành động gian lận nào khác. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, truyền tải thông tin có liên quan đến câu hỏi và đáp án ra ngoài phòng thi hoặc nhận thông tin từ ngoài vào phòng thi.

7. Nếu cần hỏi điều gì, phải hỏi công khai với giám thị phòng thi.

8. Trong thời gian làm bài thi, thí sinh không được ra ngoài phòng thi, nếu thí sinh có đau, ốm bất thường thì phải báo cho giám thị phòng thi và giám thị phòng thi phối hợp với giám thị hành lang phải báo ngay cho Trưởng điểm thi, Ban giám sát thi xem xét, giải quyết.

9. Nghiêm cấm các hành vi làm hỏng hệ thống máy vi tính phục vụ thi; khi phát hiện máy vi tính không sử dụng được, phải kịp thời báo cho giám thị phòng thi để xem xét, giải quyết.

10. Thí sinh dự thi chỉ được rời phòng thi khi đã nộp bài và ký xác nhận vào danh sách kết quả thi của phòng thi.

Trường hợp thí sinh dự thi không ký xác nhận vào danh sách kết quả thi của phòng thi trước khi ra khỏi phòng thi thì phải nhận điểm không (0). Trường hợp giám thị phát hiện thí sinh dự thi ký thay thí sinh dự thi khác thì các thí sinh này đều phải nhận điểm không (0). Việc quyết định điểm không (0) đối với các trường hợp này do Chủ tịch Hội đồng kiểm định quyết định căn cứ vào nội dung báo cáo của Trưởng ban coi thi.

11. Thí sinh dự thi có quyền tố giác người vi phạm nội quy, quy chế với giám thị phòng thi, Trưởng ban coi thi, Phó Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi, Phó Trưởng điểm thi, thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên Ban giám sát.

Điều 5. Xử lý vi phạm đối với thí sinh dự thi

1. Khiển trách

Giám thị phòng thi lập biên bản, công bố công khai tại phòng thi và áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau:

a) Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình.

b) Trao đổi với thí sinh khác và đã bị nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm.

c) Mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi.

2. Cảnh cáo

Giám thị phòng thi lập biên bản, công bố công khai tại phòng thi và áp dụng đối với thí sinh vi phạm đã bị lập biên bản với hình thức khiển trách nhưng vẫn cố tình vi phạm nội quy, quy chế thi hoặc thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau:

a) Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác.

b) Sử dụng tài liệu, điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng thông tin khác trong phòng thi (trừ trường hợp có quy định khác).

3. Đình chỉ thi

Thí sinh bị đình chỉ thi trong trường hợp vi phạm đã bị lập biên bản với hình thức cảnh cáo nhưng vẫn cố tình vi phạm nội quy, quy chế thi hoặc cố ý gây mất an toàn, trật tự làm ảnh hưởng đến phòng thi.

Trưởng điểm thi kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm định xem xét, quyết định đình chỉ thi đối với thí sinh ngay trong ca thi. Việc đình chỉ thi được công bố công khai tại phòng thi.

4. Trừ điểm bài thi

a) Thí sinh bị khiển trách trong khi làm bài thi sẽ bị trừ 25% tổng số câu trả lời đúng trong kỳ thi.

b) Thí sinh bị cảnh cáo trong khi làm bài thi sẽ bị trừ 50% tổng số câu trả lời đúng trong kỳ thi.

c) Khi tổng hợp kết quả, căn cứ biên bản xử lý vi phạm do giám thị phòng thi lập và báo cáo của Trưởng ban coi thi, Thư ký Hội đồng kiểm định báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm định xem xét, quyết định việc trừ số câu đúng đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

5. Thí sinh vi phạm nội quy, quy chế phải bị lập biên bản, giám thị phòng thi và thí sinh vi phạm cùng ký vào biên bản. Sau khi lập biên bản và công bô công khai tại phòng thi, giám thị phòng thi phải báo cáo với Trưởng điểm thi hoặc Phó Trưởng điểm thi.

Trường hợp thí sinh vi phạm không ký biên bản vi phạm thì giám thị phòng thi mời hai thí sinh bên cạnh cùng ký xác nhận sự việc. Trường hợp có một trong hai thí sinh hoặc cả hai thí sinh được mời ký xác nhận sự việc không ký biên bản thì giám thị phòng thi vẫn lập biên bản và báo cáo Trưởng điểm thi xem xét, quyết định.

6. Trường hợp thí sinh dự thi không ký xác nhận vào bảng kết quả thi trước khi ra khỏi phòng thi hoặc phát hiện thí sinh dự thi ký thay thí sinh dự thi khác thì giám thị phòng thi phải lập biên bản và báo cáo với Trưởng điểm thi hoặc Phó Trưởng điểm thi.

7. Thí sinh cố ý gây mất an toàn, trật tự làm ảnh hưởng đến phòng thi, ngoài việc bị đình chỉ thi, tùy theo tính chất, mức độ còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự.

..........................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Cơ cấu tổ chức của chuyên mục Pháp luật được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Nội vụNgười ký:Phạm Thị Thanh Trà
Số hiệu:17/2023/TT-BNVLĩnh vực:Cơ cấu tổ chức
Ngày ban hành:29/11/2023Ngày hiệu lực:15/01/2023
Loại văn bản:Nghị địnhNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 38
0 Bình luận
Sắp xếp theo