Thế nào là dạy thêm và học thêm?

Tải về

Thế nào là dạy thêm và học thêm theo quy định của pháp luật?

Thế nào là dạy thêm và học thêm? Những đối tượng nào chịu sự quản lý của pháp luật về hoạt động dạy thêm, học thêm? Mời các bạn tham khảo trong bài viết này theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Hỏi: Thế nào là dạy thêm và học thêm?

Trả lời: Theo quy định tại điều khoản 1, điều 2 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT,Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm ban hành ngày 16/5/2012 thì dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Theo quy định tại khoản 2, điều 1 của Thông tư 17 thì việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh, không coi là dạy thêm, học thêm.

Theo đó, khoản 2, 3 điều 2 của Thông tư 17 thì dạy thêm, học thêm có hai hình thức:

1) Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.

2) Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục trong quy định 1) tổ chức.

Hỏi: Những đối tượng nào chịu sự quản lý của pháp luật về hoạt động dạy thêm, học thêm?

Trả lời: Theo quy định tại điều khoản 2, điều 1 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì những người dạy thêm, người học thêm và các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc có liên quan đến hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự quy định của pháp luật về hoạt động dạy thêm, học thêm.

Hỏi: Hoạt động dạy thêm, học thêm được tiến hành theo nguyên tắc nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 3 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì hoạt động dạy thêm, học thêm được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1) Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

2) Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

3) Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

4) Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

5) Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Đánh giá bài viết
1 2.550
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm