Tăng phí công chứng, chứng thực hợp đồng từ ngày 01/01/2017

Tăng phí công chứng, chứng thực hợp đồng từ ngày 01/01/2017

Tăng phí công chứng các hợp đồng giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên; Tăng phí chứng thực hợp đồng giao dịch; Quy định mới về thu phí hoạt động thừa phát lại; Giảm lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư là những quy định mới về công chứng, chứng thực hợp đồng áp dụng từ 1/1/2017. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động

Thông tư 07/2016/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

Thông tư 09/2016/TT-BXD Hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình

Tăng phí công chứng, chứng thực hợp đồng từ ngày 01/01/2017

Từ ngày 01/01/2017, nhiều quy định liên quan đến phí công chứng, chứng thực hợp đồng; phí hoạt động thừa phát lại; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư bắt đầu có hiệu lực thi hành. Cụ thể như sau:

Tăng phí công chứng, chứng thực hợp đồng từ ngày 01/01/2017

1. Tăng phí công chứng các hợp đồng giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên

Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về một số loại phí, lệ phí trong hoạt động công chứng, chứng thực.

Theo đó, tăng mức phí công chứng các hợp đồng, giao dịch có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên (trừ các hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản; mua bán tài sản bán đấu giá), cụ thể:

  • Tăng mức phí từ 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị vượt quá 10 tỷ đồng lên 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị vượt quá 100 tỷ đồng;
  • Tăng giới hạn mức thu tối đa từ 10 triệu đồng/trường hợp lên 70 triệu đồng/trường hợp.

Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư 257/2016/TT-BTC có hiệu lực:

2. Tăng phí chứng thực hợp đồng giao dịch

Thông tư 226/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực đã tăng mức phí chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

  • Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (tăng 20.000 đồng).
  • Phí chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (tăng 10.000 đồng).
  • Phí sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực: 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (tăng 15.000 đồng).

3. Quy định mới về thu phí hoạt động thừa phát lại

Thông tư 223/2016/TT-BTC quy định 02 loại phí trong hoạt động thừa phát lại bao gồm:

  • Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại do cá nhân yêu cầu bổ nhiệm thừa phát lại phải nộp với mức thu 800.000 đồng/hồ sơ.
  • Phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Thừa phát lại xin thành lập Văn phòng nộp với mức thu 1.000.000 đồng/hồ sơ

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định thẩm quyền thu phí như sau:

  • Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) thực hiện thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại.
  • Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại thu phí theo quy định.

4. Giảm lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

Thông tư 220/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư đã giảm lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư từ 400.000 đồng xuống 100.000 đồng/lần cấp. Đồng thời, bổ sung một loạt phí mới trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư như:

  • Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư 800.000 đồng/lần.
  • Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam, phí thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là 5.000.000 đồng/lần.
  • Phí thẩm định điều kiện gia hạn hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam, phí thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là 3.000.000 đồng/lần.

Thông tư này thay thế Thông tư 02/2012/TT-BTCThông tư 118/2015/TT-BTC.

Đánh giá bài viết
1 451
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo