Quyết định 279/QĐ-TTg

Tải về

Quyết định 279/QĐ-TTg - Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020

Chính phủ vừa ban hành Quyết định 279/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 08/03/2018.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 279/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NHU CẦU ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật điện lực;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện (Demand Side Management - DSM) giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình quốc gia về DSM) bao gồm những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu của Chương trình quốc gia về DSM

a) Mục tiêu tổng quát:

- Triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, kinh tế - xã hội để thực hiện các Chương trình quản lý nhu cầu điện, trong đó sự tham gia chủ động của khách hàng sử dụng điện đóng vai trò quan trọng góp Phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, góp Phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế chung của hệ thống điện gắn với phát triển bền vững ngành điện, ngành năng lượng.

- Chương trình quốc gia về DSM được triển khai phù hợp với xu hướng phát triển của ngành năng lượng, ngành điện và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, đảm bảo tối ưu mọi nguồn lực xã hội, hiệu quả và lợi ích của khách hàng sử dụng điện và các đơn vị điện lực trong chuỗi quá trình từ sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán điện và sử dụng điện.

- Giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện vùng, miền nhằm giảm nhu cầu về vốn đầu tư để xây dựng mới, mở rộng hệ thống điện, góp Phần giảm áp lực tăng giá điện, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng và phát triển bền vững.

- Nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng điện và toàn xã hội trong việc quản lý nhu cầu điện và sử dụng điện hiệu quả; từng bước chuyển từ khách hàng sử dụng điện truyền thống sang khách hàng sử dụng điện thông minh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia (so với dự báo nhu cầu phụ tải điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia) Khoảng 300 MW vào năm 2020, 1.000 MW vào năm 2025 và 2.000 MW vào năm 2030 thông qua triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về DSM.

- Hệ số phụ tải hệ thống điện quốc gia (Kpt) tăng từ 1%÷2% trong cả giai đoạn 2018 - 2020 và 3%÷4% trong cả giai đoạn từ 2021 - 2030.

- Giai đoạn 2018 - 2020 sẽ hoàn thành xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành đồng bộ và đầy đủ các quy định liên quan, đặc biệt là các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính và cơ chế khuyến khích phù hợp để tạo hành lang pháp lý triển khai Chương trình quốc gia về DSM.

- Tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh thực hiện các Chương trình DSM đã được triển khai hiệu quả trong giai đoạn 2007 - 2015 như Chương trình công tơ biểu giá điện theo thời gian (Time of Use - TOU), các Chương trình quảng bá, nâng cao nhận thức.

- Từng bước mở rộng đối tượng khách hàng tham gia Chương trình quốc gia về DSM đến cả các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; kết hợp thực hiện các Chương trình DSM với việc hỗ trợ, khuyến khích khách hàng tham gia đầu tư trang bị hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái.

- Phối hợp và thực hiện lồng ghép với các Chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam và định hướng phát triển các dạng nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng của các Chương trình DSM và đạt được hiệu quả cao nhất.

- Xây dựng lộ trình cụ thể và phù hợp để triển khai các Chương trình DSM mới trong Chương trình quốc gia về DSM, đặc biệt là các Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response - DR) với Mục tiêu sau năm 2020 có thể triển khai rộng rãi với nhiều đối tượng khách hàng sử dụng điện tham gia trên toàn quốc.

- Thực hiện các Chương trình DSM thí điểm, trung và dài hạn cũng như chiến dịch quốc gia nâng cao nhận thức về các Chương trình DSM.

2. Các nội dung chính của Chương trình quốc gia về DSM

Chương trình quốc gia về DSM được thực hiện theo lộ trình, giai đoạn cụ thể đảm bảo phù hợp với Điều kiện và thể chế, chính sách của ngành điện Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các nhóm nội dung chính sau:

a) Nhóm nội dung 1: Xây dựng và hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý để thực hiện Chương trình quốc gia về DSM

Xây dựng, hoàn thiện và ban hành đầy đủ khung pháp lý để thực hiện Chương trình quốc gia về DSM, đặc biệt là các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính và cơ chế khuyến khích để khuyến khích khách hàng sử dụng điện và các đơn vị điện lực tham gia thực hiện các Chương trình DSM, bao gồm các nội dung chính sau:

- Quy định về các khung chính sách cơ bản thực hiện Chương trình quốc gia về DSM, trách nhiệm của các đơn vị liên quan, cách thức tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về DSM.

- Quy định các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính, cơ chế khuyến khích tổng thể và cụ thể để thực hiện Chương trình quốc gia về DSM; quy định về việc quản lý, giám sát thực hiện các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính, cơ chế khuyến khích.

- Quy định để hướng dẫn cụ thể về nội dung, trình tự thực hiện, quản lý giám sát và đánh giá thực hiện các Chương trình DSM, đặc biệt là các Chương trình DR.

- Nghiên cứu và xây dựng quy định về cơ chế giá điện theo thời gian (TOU) có thể áp dụng theo từng nhóm khách hàng, vùng miền và mùa; mở rộng đối tượng áp dụng cơ chế giá điện theo thời gian đến cả khách hàng sử dụng điện sinh hoạt.

- Nghiên cứu và xây dựng quy định pháp lý để thiết lập các đơn vị, tổ chức hoạt động DSM như các đơn vị cung cấp dịch vụ, đơn vị Điều phối hoạt động DSM/DR (DSM/DR Aggregator).

- Rà soát và sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để đảm bảo việc triển khai thực hiện các Chương trình DSM được thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và khả thi.

b) Nhóm nội dung 2: Đẩy mạnh các Chương trình, hoạt động để nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị điện lực về Chương trình quốc gia về DSM

- Xây dựng và triển khai đồng bộ các Chương trình quảng bá, tăng cường giáo dục cộng đồng, giáo dục trong các cơ sở đào tạo liên quan về các nội dung và lợi ích của các Chương trình DSM và Chương trình quốc gia về DSM.

- Sử dụng đồng bộ các phương tiện thông tin, truyền thông phù hợp để tăng cường nhận thức cho người dân, khách hàng sử dụng điện và các đơn vị điện lực.

- Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng tài liệu đào tạo về nội dung và lợi ích của các Chương trình DSM và Chương trình quốc gia về DSM để các trường học tham khảo đưa vào Chương trình giáo dục, phù hợp với cấp độ đào tạo học sinh, sinh viên.

- Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các Chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị điện lực về nội dung Chương trình quốc gia về DSM, các lợi ích và cách thức thực hiện.

- Tiếp tục triển khai rộng rãi các Chương trình nâng cao nhận thức đã được thực hiện thành công trong giai đoạn 2007 - 2015 như Chương trình quảng bá sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời, Chương trình quảng bá sử dụng đèn compact - LED; triển khai các Chương trình mới như khuyến khích sử dụng Điều hòa công nghệ mới có hiệu suất cao và tiết kiệm điện. Phối hợp thực hiện nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện về các Chương trình DSM gắn liền với nội dung tuyên truyền các Chương trình tiết kiệm điện do cơ quan chức năng và các đơn vị điện lực chủ trì thực hiện.

- Thực hiện lồng ghép các Chương trình nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện trong quá trình xây dựng, thực hiện các nội dung của Chương trình quốc gia về DSM và từng Chương trình DSM cụ thể.

Thuộc tính văn bản: Quyết định 279/QĐ-TTg

Số hiệu279/QĐ-TTg
Loại văn bảnQuyết định
Lĩnh vực, ngànhTài nguyên - Môi trường
Nơi ban hànhThủ tướng Chính phủ
Người kýNguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành08/03/2018
Ngày hiệu lực08/03/2018
Đánh giá bài viết
1 65
Quyết định 279/QĐ-TTg
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm