Nghị định 26/2018/NĐ-CP

Nghị định 26/2018/NĐ-CP - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định 26/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Theo Nghị định, Nhà nước là chủ sở hữu của EVN. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với EVN.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;
  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
  • Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
  • Văn phòng Tổng Bí thư;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
  • Văn phòng Quốc hội;
  • Tòa án nhân dân tối cao;
  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Kiểm toán nhà nước;
  • Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
  • Ngân hàng Chính sách xã hội;
  • Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
  • Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
  • Lưu: VT, ĐMDN (2b).XH 206

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

ĐIỀU LỆ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong Điều lệ này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam" là nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, bao gồm:

a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp I);

b) Các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo;

c) Các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp II);

d) Các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cp III);

đ) Các doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

2. "Tập đoàn Điện lực Việt Nam" (sau đây gọi tắt là EVN) là công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

3. "Công ty con của EVN" (sau đây gọi tắt là công ty con) là các tổng công ty, các công ty hạch toán độc lập do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối hoặc nắm giữ quyền chi phối khác, được tổ chức dưới các hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty TNHH một thành viên), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (công ty TNHH hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài và các loại hình công ty khác theo quy định của pháp luật.

4. "Công ty liên kết của EVN" (sau đây gọi tắt là công ty liên kết) là các công ty có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối của EVN; công ty không có vốn góp của EVN tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết và có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ khác với EVN. Công ty liên kết được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

5. "Đơn vị trực thuộc EVN" (sau đây gọi tắt là đơn vị trực thuộc) là các đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN, bao gồm: Các đơn vị sự nghiệp (các trường đào tạo, viện nghiên cứu, trung tâm), các Ban quản lý dự án, các đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh, các đơn vị trực thuộc không hoạt động kinh doanh và các đơn vị khác được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Danh sách các đơn vị trực thuộc EVN tại thời điểm ban hành Điều lệ được nêu tại Phụ lục của Điều lệ này.

6. "Đơn vị thành viên của EVN" (sau đây gọi tắt là đơn vị thành viên) bao gồm các đơn vị trực thuộc và công ty con.

7. "Doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam" (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp thành viên) là các doanh nghiệp do EVN, công ty con của EVN trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

8. "Doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam" (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp liên kết) là các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối của EVN và công ty con của EVN; doanh nghiệp không có vốn góp của EVN và công ty con của EVN, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với EVN hoặc doanh nghiệp thành viên.

9. "Vốn điều lệ của EVN" là vốn do Nhà nước đầu tư và được ghi tại Điều lệ này.

10. "Cổ phần, vốn góp chi phối của EVN" là cổ phần hoặc vốn góp của EVN chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó hoặc một tỷ lệ khác theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ của doanh nghiệp đó.

11. "Quyền chi phối của EVN" là quyền của EVN đối với một doanh nghiệp khác, bao gồm ít nhất một trong các quyền sau đây:

a) Quyền của chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp;

b) Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn chi phối của doanh nghiệp;

c) Quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp;

d) Quyền trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp;

đ) Quyền trực tiếp hay gián tiếp quyết định chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;

e) Các trường hợp chi phối khác theo thỏa thuận giữa EVN và doanh nghiệp bị chi phối và được ghi vào Điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối.

12. "Ngành, nghề kinh doanh chính của EVN" là ngành, nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển của EVN, do chủ sở hữu nhà nước quy định và giao cho EVN thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của EVN.

13. "Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của EVN" là ngành, nghề phụ trợ hoặc phái sinh từ ngành, nghề kinh doanh chính, trên cơ sở điều kiện và lợi thế của ngành, nghề kinh doanh chính hoặc sử dụng lợi thế, ưu thế của ngành, nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp cho ngành, nghề kinh doanh chính.

14. "Hợp đồng liên kết" là hợp đồng thể hiện các nội dung liên kết giữa các Bên về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ khác.

15. "Người có liên quan" là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp.

16. "Người quản lý EVN" là người giữ chức danh, chức vụ gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

17. "Người đại diện phần vốn của EVN tại công ty cổ phần, công ty TNHH" là người được EVN ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền và trách nhiệm của EVN đối với phần vốn của EVN đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH (sau đây được gọi tắt là "Người đại diện").

18. Các từ ngữ khác trong Điều lệ này đã được giải nghĩa trong Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì có nghĩa như trong các văn bản pháp luật đó.

19. Mọi dẫn chiếu liên quan đến bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào trong Điều lệ này sẽ bao gồm cả những văn bản sửa đổi hoặc văn bản thay thế của văn bản đó.

Điều 2. Tên gọi, loại hình doanh nghiệp và trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

1. Tên gọi:

a) Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

b) Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

c) Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY

d) Tên gọi tắt: EVN

2. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

3. Trụ sở chính: S11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

4. Điện thoại, fax, website:

Điện thoại: (+844) 66946789

Fax: (+844) 66946666

Website: http://www.evn.com.vn

5. Nhãn hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

6. Việc thay đổi tên gọi, trụ sở chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 3. Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ này.

2. EVN có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu, nhãn hiệu, thương hiệu, được mở tài khoản tại các ngân hàng theo quy định cửa pháp luật.

3. EVN có vốn và tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình.

4. Các chức năng chủ yếu của EVN:

a) Tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện đbảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

b) Tiến hành các hoạt động đầu tư, ký kết các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nhằm bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

c) Trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật, bảo toàn và phát triển vốn của EVN;

d) Đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết; chi phối các công ty con trên cơ sở tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;

đ) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của EVN tại các công ty con, công ty liên kết;

e) Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho EVN tổ chức thực hiện;

g) Xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng, kế hoạch phối hợp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam theo nguyên tắc tổ chức quản lý, điều hành quy định tại Chương IIcủa Điều lệ này.

Thuộc tính văn bản: Nghị định 26/2018/NĐ-CP

Số hiệu26/2018/NĐ-CP
Loại văn bảnNghị định
Lĩnh vực, ngànhDoanh nghiệp
Nơi ban hànhChính phủ
Người kýNguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành28/02/2018
Ngày hiệu lực
28/02/2018
Đánh giá bài viết
1 190
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi