Quyết định 712/QĐ-TTg hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Tải về

Quyết định 712/QĐ-TTg hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Quyết định 712/QĐ-TTg ngày 26/5/2017 về phê duyệt Đề án thí điểm và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng XHH giai đoạn 2017- 2020. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là: Xây dựng mô hình cấp nước sạch tập trung, cấp nước uống cho trường học, trạm y tế tại các xã đảo.

Quyết định 1980/QĐ-TTg Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Quyết định 2540/QĐ-TTg về điều kiện, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới

Quyết định số 414/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai nghị quyết Quốc hội nông thôn mới

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 712/QĐ-TTgHà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM HOÀN THIỆN VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ KHÓ KHĂN, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA, GIAI ĐOẠN 2017- 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020 (Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

  • Hoàn thiện và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường theo hướng xã hội hóa, tập trung tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo; trên cơ sở đó, hoàn thiện chính sách về huy động nguồn lực xã hội hóa, cơ chế quản lý và vận hành mô hình sau đầu tư, đề xuất các giải pháp công nghệ phù hợp. Qua đó, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả và bền vững tiêu chí môi trường, góp phần thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

2. Mục tiêu cụ thể

  • Đưa ra giải pháp về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và quản lý cụ thể, phù hợp để giải quyết một số vấn đề môi trường bức xúc hiện nay tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo;
  • Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường theo hướng huy động nguồn lực và sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị - xã hội, hợp tác xã trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành các mô hình bảo vệ môi trường;
  • Hoàn thiện và đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực và quản lý, vận hành mô hình bảo vệ môi trường tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo trên cơ sở tổng kết thực tiễn thực hiện các mô hình được xây dựng trong Đề án;
  • Hoàn thiện xây dựng một số công trình phúc lợi về nước uống phục vụ cho trường học và trạm y tế ở các xã đảo;
  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới thông qua việc đẩy mạnh truyền thông về các mô hình bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn.

II. NHIỆM VỤ

1. Xây dựng các mô hình đối với lĩnh vực cấp nước sạch

a) Mô hình cấp nước sạch tập trung

  • Rà soát, đánh giá các mô hình cấp nước tập trung hiện có: đánh giá quy mô cấp nước, công nghệ xử lý, phân tích các thành công, hiệu quả, vướng mắc, khó khăn, bất cập; đánh giá lại phương thức quản lý, sự vận dụng, áp dụng các công cụ chính sách pháp luật hiện có trong đầu tư, huy động vốn, đất đai, thuế, trợ giá...;phân tích những hạn chế, bất cập trong áp dụng các chính sách hiện hành. Đề xuất và thực hiện các giải pháp hoàn thiện, công nghệ, phương thức quản lý và cơ chế, chính sách phù hợp để vận hành bền vững mô hình hiện có;
  • Xây dựng 14 mô hình về cấp nước sạch nông thôn tập trung (tại 07 vùng kinh tế trong cả nước) để thí điểm các nội dung theo phương châm đẩy mạnh xã hội hoá với sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng, gồm: cơ chế huy động vốn đầu tư, các chính sách ưu đãi đặc thù cho vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; phương thức quản lý trước và sau đầu tư phù hợp với sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức chính trị - xã hội; lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp khi xây dựng mô hình.

b) Mô hình cấp nước uống cho trường học, trạm y tế tại các xã đảo

  • Xây dựng mô hình cấp nước uống cho trường học, trạm y tế tại các xã đảo (đối với những nơi chưa có mô hình). Đơn vị hưởng lợi trực tiếp quản lý, vận hành theo quy trình được chuyển giao, tự túc hoặc kêu gọi xã hội hóa kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ thiết bị lọc.

2. Xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn quy mô liên xã

  • Rà soát, đánh giá các mô hình phân loại rác thải tại nguồn; mô hình thu gom và xử lý cấp xã, huyện, tỉnh; hiệu quả các biện pháp công nghệ (chôn lấp, đốt tập trung, đốt phân tán, sản xuất phân hữu cơ, các biện pháp khác), phân tích các thành công, hiệu quả, vướng mắc, khó khăn, bất cập; đánh giá phương thức quản lý, sự vận dụng, áp dụng các công cụ chính sách pháp luật hiện có trong đầu tư, huy động vốn, đất đai, thuế, trợ giá,... Đề xuất và thực hiện các giải pháp hoàn thiện, nâng cấp công nghệ, phương thức quản lý và cơ chế, chính sách phù hợp để vận hành có hiệu quả các mô hình hiện có;
  • Xây dựng 14 mô hình mới về thu gom và xử lý chất thải rắn quy mô liên xã (tại 07 vùng kinh tế trong cả nước) để thí điểm: cơ chế huy động vốn đầu tư, các chính sách ưu đãi đặc thù cho vùng khó khăn, biên giới, hải đảo (bao gồm cả cơ cấu giá thành xử lý theo từng giải pháp công nghệ phù hợp; phân bổ nguồn lực đầu tư, quản lý, vận hành; chính sách bảo hiểm y tế hoặc hệ số độc hại cho người tham gia xử lý chất thải); phương thức quản lý trước và sau đầu tư phù hợp với sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức chính trị - xã hội... và lựa chọn công nghệ xử lý tối ưu khi xây dựng mô hình.

3. Xây dựng mô hình thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật

  • Rà soát, đánh giá công tác thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng hiện nay; các công nghệ hiện có để xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật; phân tích các thành công, hiệu quả, vướng mắc, khó khăn, bất cập của các mô hình thu gom và xử lý hiện có trong cả nước; đánh giá cơ chế huy động nguồn vốn để thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại các địa phương; đơn giá xử lý cho các loại hình công nghệ khác nhau; cơ chế huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho việc thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng; phân tích những hạn chế, bất cập trong áp dụng các chính sách hiện hành. Đề xuất và thực hiện các giải pháp hoàn thiện, nâng cấp công nghệ, phương thức quản lý và cơ chế, chính sách phù hợp để vận hành có hiệu quả các mô hình hiện có;
  • Xây dựng 07 mô hình mới về thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng (tại 07 vùng kinh tế trong cả nước) để thí điểm: cơ chế huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho việc thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật; phương thức quản lý trước và sau đầu tư phù hợp (trên cơ sở huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, nông dân, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội); lựa chọn công nghệ xử lý tối ưu (cố định hoặc di động); thiết lập hệ thống quản lý, vận hành mô hình, bao gồm đơn giá xử lý cho một đơn vị khối lượng chất thải.

4. Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi

  • Rà soát, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp của các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi hiện có (trọng tâm là chăn nuôi lợn), như: công nghệ khí sinh học, đệm lót sinh học, phân trộn; phân tích các thành công, hiệu quả, vướng mắc, khó khăn, bất cập; đánh giá lại phương thức quản lý và những bất cập trong quản lý chất thải chăn nuôi hiện nay (khó khăn về quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan đến chăn nuôi, thiếu vốn, thiếu công nghệ xử lý...). Đề xuất và thực hiện các giải pháp hoàn thiện, nâng cấp công nghệ, phương thức quản lý và cơ chế, chính sách phù hợp để vận hành có hiệu quả các mô hình hiện có, trong đó có cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ vừa tạo thị trường đầu ra cho xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo môi trường, vừa phù hợp với định hướng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ;
  • Xây dựng thí điểm 07 mô hình mới (tại 07 vùng kinh tế trong cả nước) về thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi lợn theo hướng ép thành phân hữu cơ để bán trên thị trường, gồm: hỗ trợ công nghệ và thiết bị, máy móc, thiết bị liên quan để doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi có thể tự thu gom và ép chất thải thành phân hữu cơ; hỗ trợ giá tiêu thụ phân hữu cơ được sản xuất từ chất thải chăn nuôi; xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tập huấn cho người trực tiếp tham gia chăn nuôi, đồng thời hỗ trợ hướng dẫn phát triển nông nghiệp hữu cơ.

5. Xây dựng mô hình tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp xã

  • Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chủ trì, lựa chọn hình thức xây dựng 30 mô hình (tại 07 vùng kinh tế trong cả nước) trên cơ sở các nội dung cơ bản sau:
Đánh giá bài viết
1 341
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm