Quyết định 676/QĐ-TTg về xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa cấp huyện giai đoạn 2017-2020
Quyết định 676/QĐ-TTg về xây dựng nông thôn mới
Quyết định 676/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020 đưa ra quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới, cũng như định hướng và nguồn lực phát triển trong từng giai đoạn.
19 tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Quyết định 1600/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 676/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM --------------- Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN GIAI ĐOẠN 2017-2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 41/TTr-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 và văn bản số 938/BXD-QHKT ngày 27 tháng 4 năm 2017 về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 - 2020 (gọi tắt là Đề án) với những nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện nhằm hình thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp huyện phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gần với điều kiện sống người dân đô thị;
- Xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện gắn với mục tiêu, định hướng tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từng bước tạo điều kiện môi trường sử dụng tối đa lao động trên địa bàn huyện;
- Xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện nhằm định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế cả nước; xây dựng nông thôn theo các tiêu chí huyện nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng miền; định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội, phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Cụ thể hóa Quyết định, số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, có 30% số huyện được lập quy hoạch xây dựng vùng huyện (ưu tiên các huyện có mức độ đô thị hóa cao);
- Xác định các định hướng của một số ngành và lĩnh vực trong quá trình xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và phục vụ dân sinh gắn với các vùng sản xuất hàng hóa lớn trên địa bàn huyện và từng tiểu vùng trong huyện, làm tiền đề cho việc phát triển đô thị trên địa bàn huyện;
- Xác định hướng phát triển, nguyên tắc áp dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho các khu chức năng, cơ sở hạ tầng nông thôn tại các huyện có tốc độ đô thị hóa cao (thuộc các đô thị lớn) để vừa đảm bảo yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời hạn chế đầu tư lãng phí hoặc gây bất cập cho quá trình phát triển đô thị;
- Lập kế hoạch thí điểm xây dựng huyện nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa trong giai đoạn 2017 - 2020; đề xuất các chương trình, dự án, dự kiến kinh phí và phân công các Bộ, ngành và địa phương phối hợp tổ chức thực hiện.
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các định hướng theo ngành và lĩnh vực:
a) Xây dựng các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện
- Hình thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện gắn với các thị trấn, trung tâm cụm xã, các cụm công nghiệp và các thị tứ (hiện có hoặc dự kiến hình thành trên địa bàn huyện) gắn kết thuận lợi với hệ thống hạ tầng khung, đảm bảo phục vụ cho tiểu vùng trong huyện nhằm phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, gắn với vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn trong tiểu vùng;
- Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện gồm các chức năng: sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh); về thương mại (chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); về dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng), dịch vụ thị trường (phân tích, dự báo thị trường; thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường) và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao). Đối với khu vực nông thôn trong các đô thị lớn có tốc độ đô thị hóa cao, cần bổ sung thêm một số chức năng khác như nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; khai thác du lịch, thương mại kết hợp sản xuất nông nghiệp.
b) Phát triển các điểm dân cư tập trung trên địa bàn xã
Đối với khu vực nông thôn ngoài đô thị cần xác định các điểm dân cư có tiềm năng phát triển để tập trung đầu tư, xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu bố trí dân cư mới phát triển hàng năm trên địa bàn xã. Định hướng tổ chức không gian các điểm dân cư tập trung theo vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du, Đồng bằng vùng Duyên hải Miền Trung và địa hình núi thấp thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đông Nam Bộ điểm dân cư tập trung được tổ chức trên cơ sở các thôn, xóm, bản; vùng Tây Nguyên, khu vực địa hình núi cao thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu vực miền núi vùng Duyên hải Miền Trung được tổ chức theo mô hình cụm thôn, bản; vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức trên cơ sở thôn, ấp, tuyến dân cư, là sự kết hợp giữa dân cư hiện có theo tuyến và dân cư mới phát triển tập trung.
Đối với khu vực nông thôn trong đô thị cần phải có các giải pháp tiết kiệm đất xây dựng (có thể xây dựng nhà 2-3 tầng). Tiến hành chỉnh trang, cải tạo các điểm dân cư hiện có, mở rộng và xây dựng khu dân cư theo hướng đô thị hóa nông thôn, đặc biệt chú trọng vào cải tạo, mở rộng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp thoát nước ... ngay trong điểm dân cư hiện có. Xây dựng nông thôn mới phù hợp với lộ trình, giai đoạn nâng cấp lên đô thị với mục tiêu phát triển kinh tế tối đa, sử dụng đất đai hiệu quả, có sự chuẩn bị cho việc lên đô thị, việc xây dựng nông thôn mới cần có sự gắn bó mật thiết với quá trình đô thị hóa, có sự kế thừa, tránh đầu tư lãng phí khi phát triển lên đô thị. Khi chưa có các dự án đầu tư phát triển đô thị - công nghiệp, thực hiện theo tiêu chí huyện nông thôn mới, nhưng phải đảm bảo phù hợp với các định hướng phát triển của đô thị. Khi có các dự án đầu tư phát triển đô thị - công nghiệp sẽ thực hiện theo các tiêu chí về đô thị.
c) Phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tập trung vào sản xuất cung ứng phần lớn vật tư phục vụ nông nghiệp. Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện có quy mô từ 30-50 ha, ưu tiên các cụm công nghiệp hình thành mới gắn với các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất được lựa chọn trên địa bàn huyện để tập trung đầu tư. Tại các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nơi ở, cần tách các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư tập trung và hình thành các khu tiểu thủ công nghiệp tập trung. Quy mô các khu tiểu thủ công nghiệp này khoảng 5 ha đến 10 ha.
d) Phát triển dịch vụ thương mại
- Đến năm 2020, 56% tổng số xã trên cả nước đều có chợ đạt chuẩn nông thôn mới; từng bước hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ;
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, từng bước xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ công cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn;
- Tại các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện hình thành mạng lưới chợ trung tâm huyện, một số loại hình tổ chức phân phối như siêu thị, trung tâm thương mại quy mô nhỏ và vừa (chủ yếu là hạng III), cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi. Phát triển các loại hình tổ chức thương mại đặc thù tại các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung hoặc vùng ven đô. Hình thành các trung tâm đấu giá và sở giao dịch hàng nông sản.
đ) Phát triển cơ sở hạ tầng khung
- Đảm bảo phục vụ cấp nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế. Hỗ trợ người dân nông thôn hoàn tất việc xây dựng các công trình vệ sinh hộ gia đình (nhà tắm, nhà vệ sinh) và hỗ trợ cộng đồng, địa phương xây dựng các công trình vệ sinh và môi trường công cộng (nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm, bến nước...);
- Phát triển giao thông vận tải trên địa bàn huyện một cách bền vững, tạo sự liên kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, giữa các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn, vùng nguyên liệu với các cụm công nghiệp chế biến, tạo sự kết nối giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ, kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng;
- Cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, bảo đảm đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng điện phục vụ sinh hoạt của dân cư nông thôn. Phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo;
- Đối với cơ sở hạ tầng tại các huyện có tốc độ đô thị hóa cao cần rà soát, tính toán việc áp dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của đô thị nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng được đầu tư trong quá trình xây dựng nông thôn mới để phát triển đô thị.
e) Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội
Phát triển hệ thống công trình giáo dục trung học phổ thông, hệ thống công trình y tế cấp huyện (cấp tiểu vùng trong huyện) gắn với các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Quy mô diện tích của các công trình được xác định dựa trên nhu cầu thực tế của từng vùng, từng địa phương và bảo đảm phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
2. Các giải pháp và kế hoạch thực hiện
a) Giải pháp về quy hoạch
- Đối với khu vực nông thôn ngoài đô thị tiến hành rà soát, lập quy hoạch xây dựng vùng huyện nhằm xác định các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện, xác định các công trình hạ tầng khung ưu tiên đầu tư để làm cơ sở hình thành các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện. Đồng thời rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phù hợp với các định hướng lớn xác định trong quy hoạch xây dựng vùng huyện. Nội dung, trình tự, thẩm định lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng xã thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014;
- Đối với khu vực nông thôn trong đô thị cần rà soát các quy hoạch đô thị (quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) của các khu vực nông thôn trong đô thị, đối chiếu với các quy hoạch chung huyện, quy hoạch xã nông thôn mới tại các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao (nằm trong các khu vực dự kiến phát triển đô thị). Xây dựng kế hoạch phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới đối với các khu vực dự kiến phát triển đô thị ngắn hạn và dài hạn;
- Quy hoạch xây dựng các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện theo quy định lập thẩm định phê duyệt quy hoạch khu chức năng đặc thù của Luật Xây dựng. Áp dụng có điều kiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của đô thị về đất đai, hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án trong khu vực, làm tiền đề phát triển đô thị;
- Điều chỉnh các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, trong đó trọng tâm là các vùng sản xuất tập trung nông, lâm, thủy sản, hàng hóa chủ yếu, theo hướng hình thành một nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng;
- Quy hoạch phát triển công nghiệp cần chú trọng vào phát triển điện và năng lượng tái tạo ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ hoặc cần nhiều cho lao động (sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giầy, cơ khí lắp ráp và sửa chữa...); phát triển ngành nghề nông thôn; bố trí, sắp xếp nâng cao năng lực công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ cho nông nghiệp.
b) Giải pháp đầu tư xây dựng
- Nhà nước tham gia đầu tư cùng các doanh nghiệp trong xây dựng, quản lý và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; sản xuất nông nghiệp thông qua cung cấp các dịch vụ công (khuyến nông, nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, đào tạo nhân lực, thú y, bảo vệ thực vật,...); đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phân cấp mạnh mẽ cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp; phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân (đối tác công tư, hợp tác công tư,...) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công;
- Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào hệ thống hạ tầng khung hoặc các công trình mang tính động lực như cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được xác định ưu tiên đầu tư;
- Đối với khu vực nông thôn ngoài đô thị tập trung đầu tư vào hệ thống giao thông kết nối các xã đến các trung tâm dịch vụ hỗ trợ. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các trung tâm dịch vụ hỗ trợ trên địa bàn huyện;
- Đối với khu vực nông thôn trong đô thị tập trung cải tạo khu dân cư hiện hữu (chỗ ở, hạ tầng kỹ thuật, môi trường...). Ưu tiên đầu tư các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị kết hợp với thương mại, dịch vụ cho đô thị. Lồng ghép các dự án đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị xác định tại các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các khu vực nông thôn nằm trong Chương trình phát triển đô thị.
c) Hoàn thiện các cơ chế, chính sách
- Thực thi các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) các nhóm kinh tế tự nguyện tham gia vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
- Chuyển giao một số chức năng dịch vụ công của nhà nước cho các hiệp hội (xúc tiến thương mại, khuyến nông, dự báo thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, xử lý tranh chấp...); đẩy mạnh mối quan hệ liên kết giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp;
- Xây dựng các chính sách để phát triển và giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm; kết nối công nghiệp phục vụ nông nghiệp với sản xuất nông nghiệp.
d) Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề án
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn 01 huyện để triển khai thí điểm các định hướng và giải pháp xác định trong Đề án với một số tiêu chí: Gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; có tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn huyện cao so với các huyện trong toàn tỉnh; cơ bản hoàn thành quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; có kế hoạch xây dựng huyện nông thôn mới trong giai đoạn 2017 - 2020;
- Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia lựa chọn 08 địa phương triển khai thí điểm gồm: Lào Cai, Bắc Giang, Nghệ An, Ninh Thuận lựa chọn các huyện nằm ngoài khu vực đô thị; Hà Nội, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu lựa chọn các huyện nằm trong đô thị và các huyện có kế hoạch trở thành đô thị năm 2020;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh còn lại lựa chọn 01 huyện đáp ứng tiêu chí lựa chọn huyện thí điểm để triển khai trong giai đoạn 2017 - 2020;
- Năm 2017: Tiến hành rà soát bổ sung các quy hoạch xây dựng (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, quy hoạch xây dựng vùng huyện), quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực liên quan đến xây dựng điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện. Lập quy hoạch xây dựng vùng huyện các huyện được lựa chọn thí điểm. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện;
- Giai đoạn 2018 - 2020: Thực hiện đầu tư xây dựng các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện. Tổ chức tổng kết, đánh giá và nhân rộng ra các địa phương giai đoạn sau 2020.
III. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong đề án và lập dự toán kinh phí cụ thể để triển khai thực hiện. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án ODA, từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thực hiện đề án theo quy định pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án;
- Cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Hướng dẫn các địa phương triển khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện;
- Chủ trì lập thí điểm quy hoạch xây dựng vùng huyện theo Đề án (08 huyện điển hình/06 vùng toàn quốc);
- Chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính các Bộ ngành, địa phương huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu Đề án.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương rà soát, xác định rõ các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn của từng huyện phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương cụ thể hóa các chức năng về dịch vụ sản xuất nông nghiệp tại các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng trong quá trình triển khai Đề án về các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện;
- Phối hợp với Bộ Xây dựng trong quá trình triển khai lập thí điểm quy hoạch xây dựng vùng huyện theo Đề án.
3. Bộ Công Thương
- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương rà soát, xác định rõ các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất để hỗ trợ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, các công trình dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, các công trình kết cấu hạ tầng thương mại tại các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất của các địa phương;
- Phối hợp với Bộ Xây dựng trong quá trình triển khai Đề án về các vấn đề liên quan đến các yếu tố phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch vụ) trên địa bàn huyện;
- Phối hợp với Bộ Xây dựng trong quá trình triển khai thí điểm quy hoạch xây dựng vùng huyện theo Đề án.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kế hoạch vốn từ ngân sách Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (chưa phân bổ) giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ triển khai Đề án trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Bộ Tài chính
Bộ Tài chính cân đối, phân bổ kinh phí từ ngân sách Trung ương hỗ trợ triển khai Đề án trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định pháp luật hiện hành.
Bố trí kinh phí lập thí điểm quy hoạch xây dựng vùng huyện cho 08 huyện điển hình tại các địa phương: Lào Cai, Bắc Giang, Hà Nội, Nghệ An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ từ nguồn kinh phí sự nghiệp trực tiếp từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
6. Các Bộ, ngành khác có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong quá trình triển khai Đề án.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh
- Giao Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án tại ở các địa phương;
- Rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phù hợp với chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch xây dựng vùng huyện trong địa bàn địa phương quản lý;
- Xây dựng kế hoạch đầu tư các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện, các điểm dân cư tập trung trên địa bàn xã trong địa bàn do mình quản lý;
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương xây dựng các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện, các điểm dân cư tập trung trên địa bàn xã;
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư các lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương;
- Quản lý, giám sát chất lượng, hiệu quả thực hiện Đề án trên địa bàn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - Thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG; - Văn phòng Điều phối NTM TW (Bộ NN&PTNT); - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, QHĐP, CN, PL; - Lưu: VT, NN (03).Thịnh. | KT. THỦ TƯỚNG Vương Đình Huệ |
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Đinh Thị Thu
- Ngày:
Quyết định 676/QĐ-TTg về xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa cấp huyện giai đoạn 2017-2020
420 KB 23/05/2017 9:30:00 SAQuyết định 676/QĐ-TTg về xây dựng nông thôn mới định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Đã có Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
-
Tải Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định Quỹ phát triển đất file Doc, Pdf
-
Tải Quyết định 222/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 file Doc, Pdf
-
Tải Quyết định 1319/QĐ-TTg 2023 file doc, pdf
-
Tải Quyết định 1369/QĐ-TTg 2023 về phê duyệt Quy hoạch tỉnh An Giang file DOC, PDF
-
Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
-
Quyết định 79/2024/QĐ-UBND TP. HCM về Bảng giá đất
-
Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013
-
Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
-
Tải Quyết định 1456/QĐ-TTg 2023 Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030 file DOC, PDF
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Quyết định 646/QĐ-TTg 2020 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thừa Thiên Huế 2021 - 2030
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 7
Nghị quyết 110/NQ-CP 2018
Công văn 1590/BXD-QLN 2019
Kế hoạch 75/KH-UBND về đấu giá quyền sử dụng đất Hà Nội 2016
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác