Thông tư 28/2017/TT-BTTTT

QCVN 114:2017/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ

Thông tư 28/2017/TT-BTTTT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 07/11/2017. Mời các bạn tham khảo.

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2017/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ
BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN CỐ ĐỊNH VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ”

Căn cứ Luật Tiêu chun và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần s vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định s 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chun k thuật;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quc gia về tương thích điện t đối với thiết bị truyền dn vô tuyến c định và thiết bị phụ trợ.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyên cố định và thiết bị phụ trợ (QCVN 114:2017/BTTTT).

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • UBND và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
  • Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
  • Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử Bộ;
  • Lưu: VT, KHCN (250).

BỘ TRƯỞNG




Trương Minh Tuấn

QCVN 114:2017/BTTTT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN CỐ ĐỊNH VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

National technical regulation on ElectroMagnetic Compatibility (EMC) for fixed radio links and ancillary equipment

Lời nói đầu

QCVN 114:2017/BTTTT được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-4 V2.2.1 (2015-05) của Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI).

QCVN 114:2017/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2017/TT-BTTTT ngày 07 tháng 11 năm 2017.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN T ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUYỀN DN VÔ TUYẾN C ĐỊNH VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

National technical regulation on ElectroMagnetic Compatibility (EMC) for fixed radio links and ancillary equipment

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ trong nghiệp vụ cố định.

Các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến cổng ăng ten của thiết bị vô tuyến không thuộc phạm vi của quy chuẩn này. Các chỉ tiêu kỹ thuật này được quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng để sử dụng hiệu quả phổ tần số.

Quy chuẩn này quy định các điều kiện đo kiểm, đánh giá chỉ tiêu, tiêu chí chất lượng đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ trong nghiệp vụ cố định tương tự và số như các hệ thống điểm - điểm, điểm - đa điểm cố định.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

QCVN 18:2014/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện.

ITU-R Recommendation F.746-3: "Radio-frequency channel arrangements for radio-relay systems".

ITU-R Recommendation F.1191-1: "Bandwidths and unwanted emissions of digital radio-relay systems".

ETSI EN 302 217-2-2: "Fixed Radio Systems; Characteristics and requirements for point-to-point equipment and antennas; Part 2-2: Digital systems operating in frequency bands where frequency co-ordination is applied; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive".

ETSI EN 302 217-3 : "Fixed Radio Systems; Characteristics and requirements for point-to-point equipment and antennas; Part 3: Equipment operating in frequency bands where both frequency coordinated or uncoordinated deployment might be applied; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive"

ETSI EN 302 326-2: "Fixed Radio Systems; Multipoint Equipment and Antennas; Part 2: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive for Digital Multipoint Radio Equipment".

ETSI EN 301 460-1: "Fixed Radio Systems; Point-to-multipoint equipment; Part 1: Point-to-multipoint digital radio systems below 1 GHz - Common parameters".

ETSI EN 301 997-1: "Transmission and Multiplexing (TM); Multipoint equipment; Radio Equipment for use in Multimedia Wireless Systems (MWS) in the frequency band 40,5 GHz to 43,5 GHz; Part 1: General requirements".

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1. Trạm gốc (Base Station (BS))

Tên thay thế cho trạm trung tâm (CS).

1.4.2. Trạm trung tâm (Central Station (CS))

Trạm trung tâm có thể chia thành hai hệ thống:

  • Hệ thống chuyển đổi còn được gọi là trạm điều khiển trung tâm (CCS) - (giao diện để chuyển đổi nội bộ); và
  • Hệ thống vô tuyến còn được gọi là trạm vô tuyến trung tâm (CRS) - (băng tần gốc trung tâm/ máy thu phát vô tuyến)

CHÚ THÍCH: Khi triển khai, thuật ngữ Trạm gốc cũng được sử dụng thay cho Trạm trung tâm. Trong quy chuẩn này, Trạm gốc hoặc Trạm trung tâm có thể hoán đổi cho nhau.

1.4.3. Khoảng cách kênh (CHannel Separation (CHS))

Khoảng cách kênh bằng XS/2 với sắp xếp kênh tần số luân phiên theo khuyến nghị ITU-R F.1191 và bằng XS với sắp xếp kênh tần số đồng kênh và xen kẽ theo khuyến nghị ITU-R F.746, XS là khoảng cách tần số vô tuyến giữa các tần số trung tâm của các kênh tần số vô tuyến tiếp giáp nhau khi phân cực giống nhau và trong cùng một hướng truyền.

1.4.4. Dải tần hoạt động (operating frequency range)

Phạm vi dải tần số vô tuyến mà Thiết bị cần đo kiểm (EUT) hoạt động.

1.4.5. Trạm lặp (Repeater Station (RS))

Các trạm thu phát vô tuyến ngoài trời có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu vô tuyến, có hoặc không có giao diện thuê bao.

1.4.6. Trạm đầu cuối (Terminal Station (TS))

Các trạm thu phát vô tuyến ngoài trời có giao diện thuê bao.

1.5. Chữ viết tắt

AC

Dòng xoay chiều

Alternative Current

BER

Tỷ lệ lỗi bít

Bit Error Rate

BS

Trạm gốc

Base Station

CCS

Trạm điều khiển trung tâm

Central Controller Station

CHS

Khoảng cách kênh

CHannel Separation

CR

Hiện tượng liên tục áp dụng cho các máy thu

Continuous phenomena applied to Receivers

CRS

Trạm vô tuyến trung tâm

Central Radio Station

CS

Trạm trung tâm

Central Station

CT

Hiện tượng liên tục áp dụng cho các máy phát

Continuous phenomena applied to Transmitters

DC

Dòng một chiều

Direct Current

EM

Điện từ

ElectroMagnetic

EMC

Tương thích điện từ

ElectroMagnetic Compatibility

EUT

Thiết bị cần đo kiểm

Equipment Under Test

RF

Tần số vô tuyến

Radio Frequency

RS

Trạm lặp

Repeater Station

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TR

Hiện tượng đột biến áp dụng cho các máy thu

Transient phenomena applied to Receivers

TS

Trạm đầu cuối

Terminal Station

TT

Hiện tượng đột biến áp dụng cho các máy phát

Transient phenomena applied to Transmitters

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phát xạ EMC

2.1.1. Yêu cầu chung

Các yêu cầu về phát xạ EMC tại các cổng của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ liên quan được quy định tại Bảng 1 của QCVN 18:2014/BTTTT.

Đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến trong nghiệp vụ cố định, chỉ áp dụng các yêu cầu cho thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ sử dụng cố định trong Bảng 1.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 28/2017/TT-BTTTT

Số hiệu28/2017/TT-BTTTT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhCông nghệ thông tin
Nơi ban hànhBộ Thông tin và Truyền thông
Người kýTrương Minh Tuấn
Ngày ban hành07/11/2017
Ngày hiệu lực01/01/2018
Đánh giá bài viết
1 64
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo