Quyết định 2560/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn đến năm 2020

Quyết định 2560/QĐ-TTg - Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn đến năm 2020

Quyết định 2560/QĐ-TTg Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2016 với mục tiêu chính là: Tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có thể phòng chống được, phấn đấu nhằm loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân.

Quyết định 12/2016/QĐ-TTg Tiếp tục xác định tiêu chí thôn đặc biệt khó khăn

Nghị định 116/2016/NĐ-CP hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn

Quyết định 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2560/QĐ-TTgHà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược phòng chống mù lòa) với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt (sau đây được gọi chung là phòng chống mù lòa), giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có thể phòng chống được, phấn đấu nhằm loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân, đặc biệt hàng triệu người mù quyền được nhìn như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về mục tiêu thị giác 2020.

2. Đến năm 2020:

a) Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5 người trên 1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 16 người trên 1.000 dân;

b) Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 2,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 80%;

c) Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 45%;

d) Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 70%.

3. Đến năm 2030

a) Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,0 người trên 1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người trên 1.000 dân;

b) Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 95%;

c) Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%;

d) Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về công tác phòng chống mù lòa và ảnh hưởng của mù lòa đối với sức khỏe, đối với khả năng lao động và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phòng chống mù lòa

a) Nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào công tác phòng chống mù lòa;

b) Hoàn thiện, bổ sung cơ chế phối hợp liên ngành giữa ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo trong chương trình chăm sóc sức khỏe học đường; giữa ngành y tế và ngành lao động, thương binh xã hội trong thực hiện chăm sóc mắt cho người mù và người khuyết tật;

c) Xây dựng hệ thống văn bản quy định về bảo đảm chất lượng và quản lý, giám sát hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt, dịch vụ kính chỉnh tật khúc xạ;

d) Xây dựng các quy định chuẩn hóa thiết bị thiết yếu, thuốc, vật tư y tế sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa mắt phù hợp với các tuyến.

3. Kiểm soát các nguyên nhân chính gây mù lòa

a) Kiểm soát tật khúc xạ;

b) Kiểm soát mù lòa do bệnh đục thủy tinh thể;

c) Kiểm soát bệnh võng mạc đái tháo đường;

d) Quản lý bệnh Glôcôm: Thiết lập hệ thống quản lý bệnh Glôcôm từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến Trung ương tới tuyến huyện để kịp thời khám phát hiện sớm, chuyển và điều trị tại tuyến trên;

đ) Kiểm soát nguyên nhân gây mù lòa trẻ em đặc biệt chú ý đục thủy tinh thể bẩm sinh, tật khúc xạ, bệnh võng mạc trẻ sinh non (ROP), thiếu Vitamin A tiền lâm sàng;

e) Thanh toán quặm do mắt hột có chỉ định phẫu thuật còn tồn đọng;

g) Quản lý, cải thiện điều kiện lao động, phòng, chống bệnh gây mù lòa ở những ngành nghề đặc thù có ảnh hưởng tới thị lực (đúc gang thép, thổi thủy tinh, hàn xì và các nghề nghiệp khác phải làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời,...).

4. Xây dựng chương trình giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, tăng cường đào tạo chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới, cập nhật kiến thức về chăm sóc mắt ban đầu cho y tế cơ sở, tăng cường phát triển nguồn nhân lực chuyên khoa mắt các trình độ, đặc biệt chú ý đào tạo chuyên ngành mắt trẻ em.

5. Củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt, bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng giữa các đối tượng (trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật).

a) Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cơ sở chăm sóc mắt, phòng chống mù lòa công lập đồng bộ từ Trung ương tới địa phương;

b) Khuyến khích thành lập và phát triển các cơ sở chăm sóc mắt tư nhân tại các tuyến; xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt tại cộng đồng, khuyến khích tạo điều kiện để các địa phương xây dựng trung tâm chăm sóc người khiếm thị lồng ghép trong hệ thống bảo trợ xã hội.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế

a) Chủ động, tích cực và tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức, cá nhân trong khu vực và trên thế giới trong nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng chống mù lòa;

b) Tăng cường hợp tác song phương với các cơ sở đào tạo chuyên ngành Phòng chống mù lòa trong đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Đánh giá bài viết
1 151
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo