Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL tiêu chí và hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL
- Nội dung Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL
- THÔNG TƯ Quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Mức phân loại phim
- Điều 3. Tiêu chí phân loại phim
- Điều 4. Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
- Điều 5. Tổ chức thực hiện
- Điều 6. Hiệu lực thi hành
Ngày 05/4/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo.
Theo đó, tiêu chí phân loại phim bao gồm: tiêu chí về chủ đề, nội dung; tiêu chí về bạo lực; tiêu chí về khỏa thân, tình dục; tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; tiêu chí về kinh dị; tiêu chí về ngôn ngữ thô tục... Sau đây là nội dung chi tiết Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL.
Nội dung Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ________ Số: 05/2023/TT-BVHTTDL | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2023 |
THÔNG TƯ
Quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điện ảnh;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tiêu chí phân loại và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phổ biến phim.
Điều 2. Mức phân loại phim
Mức phân loại phim theo tiêu chí phân loại quy định tại Điều 3 Thông tư này được xếp từ thấp đến cao như sau:
1. Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
2. Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
3. Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
4. Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
5. Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
6. Loại C: Phim không được phép phổ biến.
Điều 3. Tiêu chí phân loại phim
1. Tiêu chí phân loại phim bao gồm:
a) Tiêu chí về chủ đề, nội dung;
b) Tiêu chí về bạo lực;
c) Tiêu chí về khỏa thân, tình dục;
d) Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện;
đ) Tiêu chí về kinh dị;
e) Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục;
g) Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
2. Việc đánh giá phân loại phim theo quy định tại Điều 2 Thông tư này dựa trên các nguyên tắc chung sau đây:
a) Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực;
b) Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim;
c) Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết:
- Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh;
- Hình ảnh có mức độ tác động thấp.
d) Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết:
- Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm;
- Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải;
- Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu;
- Được tả thực, thay vì cách điệu;
- Khuyến khích tương tác;
- Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại.
đ) Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn.
3. Tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống như sau:
a) Mức độ tác động đến việc hình thành cảm xúc, tư tưởng, thẩm mỹ, khả năng hiểu biết và việc chấp nhận về chủ đề, nội dung đối với từng nhóm người xem theo độ tuổi;
b) Không gây nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, quan hệ gia đình, xã hội; dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền trẻ em, phân biệt đối xử và các chủ đề nhạy cảm, ngụ ý, ẩn dụ.
4. Tiêu chí về bạo lực được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:
a) Tính thực tế của các tình huống, sự hiện diện của trẻ em, phụ nữ trong các cảnh bạo lực, các cảnh ngược đãi động vật;
b) Các cảnh khuyến khích bạo lực, các nhân vật tự thỏa mãn trong đau đớn, tôn vinh, phô trương bạo lực;
c) Bạo lực vô cớ, những nội dung khiến người xem cho rằng nạn nhân thích thú với bạo lực hoặc khuyến khích người xem bắt chước;
d) Hành vi bạo lực thể hiện trong phim được miêu tả hài hước, cường điệu hoặc giả tưởng; mục đích miêu tả nhằm lên án hành vi bạo lực, kết quả thể hiện sự tích cực, phê phán, loại trừ cái ác, cái xấu;
đ) Miêu tả chi tiết hành vi phạm tội và bạo lực có sử dụng các loại hung khí; những hình ảnh gây đau đớn, chảy máu, nhẫn tâm đối với nạn nhân.
5. Tiêu chí về khỏa thân, tình dục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:
a) Chủ đề, nội dung, hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục không nhằm mục đích khiêu dâm hay tấn công tình dục trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này; có mục đích hoặc thông điệp giáo dục, phù hợp với nội dung phim;
b) Các hành vi có mục đích hoặc tạo cảm hứng kích thích hoạt động tình dục;
c) Các hành động bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm và bạo lực tình dục ép buộc, có sự tham gia của nhóm nhân vật; nhấn mạnh các yếu tố nỗi đau, sự sợ hãi của nạn nhân, tập trung vào các hình ảnh nạn nhân bị chế ngự, bất lực, sự thích thú của kẻ tấn công;
d) Cách thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục như dàn dựng trực tiếp, trực diện hoặc gián tiếp bằng âm thanh, ngôn ngữ, cử chỉ, hiệu ứng hình ảnh;
đ) Miêu tả các hoạt động tình dục từ hành động ôm hôn, nhưng không miêu tả chi tiết;
e) Tần suất thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục;
g) Độ tuổi của nhân vật trong các cảnh tình dục;
h) Mức độ tác động của hoạt động tình dục đến người xem.
6. Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích không nhằm hướng dẫn sản xuất, sử dụng trái phép, quảng cáo, tiếp thị, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc mục đích vi phạm pháp luật khác trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này và phù hợp với nội dung phim.
7. Tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:
a) Các yếu tố gây căng thẳng, kích thích hoặc tạo cảm giác đe dọa, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người xem;
b) Mức độ tác động của hiệu ứng âm thanh, hình ảnh kinh dị một cách chân thực, kích thích và liên tục;
c) Sắc thái và không khí chung của toàn bộ phim, thời lượng và tần suất của các cảnh kinh dị.
8. Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:
a) Cử chỉ thô lỗ, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục, lăng mạ, tục tĩu, nói bậy, bao gồm cả tiếng lóng;
b) Mức độ thô tục của ngôn ngữ, bối cảnh được sử dụng, tính nhạy cảm của cộng đồng, văn hóa và xã hội liên quan đến việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục;
c) Lời thoại có khả năng kích động mối quan tâm đến hoạt động lạm dụng tình dục;
d) Ngôn ngữ phân biệt đối xử, vi phạm quyền con người, thuần phong mỹ tục.
9. Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mức độ tác động đến người xem, cụ thể:
a) Miêu tả chi tiết bằng hình ảnh hoặc ngôn ngữ về các kỹ thuật phạm tội, bạo lực, hướng dẫn sử dụng các loại hung khí dễ dàng tiếp cận như dao kéo, vật nhọn, đồ vật có thể gây tổn thương, sát thương trừ trường hợp lên án hành vi này và phù hợp với nội dung phim;
b) Miêu tả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm sự khuyến khích hoặc kích thích các hành động có thể khiến người xem bắt chước như: sử dụng ma túy, vũ khí, hành vi tự sát, tự làm hại bản thân, bạo lực học đường, hoặc các hành động vi phạm pháp luật khác;
c) Mức độ tác động đến người xem một cách có ý thức hoặc vô thức.
10. Nội dung tiêu chí phân loại phim thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
1. Nguyên tắc thực hiện hiển thị mức phân loại phim
a) Phim phải được hiển thị mức phân loại phim trong quá trình phổ biến, trừ phim phân loại P;
b) Việc hiển thị mức phân loại phim phải bảo đảm cung cấp được thông tin về mức phân loại phim, và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin;
c) Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hoá nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim bằng các hình thức sau: trên màn hình chiếu phim, website, ứng dụng bán vé trực tuyến, quầy vé trực tiếp và các hình thức phù hợp khác;
d) Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim ở thư mục giới thiệu/hiển thị chương trình trên giao diện màn hình của thiết bị để người nghe, người xem đứa ra quyết định nghe, xem phim cung cấp trên dịch vụ, đảm bảo mức phân loại phim được hiển thị rõ ràng và nổi bật;
Mức phân loại phim phải được hiển thị ở góc trái hoặc góc phải phía trên màn hình trong suốt thời gian phổ biến phim, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụ hoặc các biểu tượng khác;
2. Nguyên tắc thực hiện cảnh báo
a) Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện trước và trong quá trình phổ biến phim;
b) Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn: lời nói, chữ viết;
c) Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hoá nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim.
d) Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói chậm nhất trong 03 giây ngay sau khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim; hiển thị tối đa 03 lần trong quá trình phổ biến phim đối với phim có thời lượng từ 20 phút trở lên.
3. Nội dung hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
a) Nội dung hiển thị là mức phân loại phim theo quy định tại Điều 2 Thông tư này;
b) Nội dung cảnh báo là các tiêu chí phân loại phim theo quy định tại Điều 3 Thông tư này gồm: Chủ đề, nội dung; Bạo lực; Khỏa thân, tình dục; Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; Kinh dị; Ngôn ngữ thô tục; Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Trường hợp trong phim xuất hiện cả 07 tiêu chí phân loại, thì thực hiện cảnh báo đầy đủ các tiêu chí.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phổ biến phim căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2023.
2. Bãi bỏ khoản c điểm 1 Điều 10 Thông tư số 12/2015/TT-BVHTTDL ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Điện ảnh) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ VHTTDL; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; - Sở VHTTDL, Sở VHTT; - Các tổ chức về điện ảnh; - Lưu: VT, ĐA (2), HL (400). | BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Hùng |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Văn hóa được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Người ký: | Nguyễn Văn Hùng |
Số hiệu: | 05/2023/TT-BVHTTDL | Lĩnh vực: | Văn hóa |
Ngày ban hành: | 05/04/2023 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2023 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Thông tư 3/2023/TT-BGTVT về dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải sử dụng NSNN
-
Đối tượng nào được cấp Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
-
Tuyển dụng công chức Hải quan 2023
-
Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT
-
Quyết định 09/2023/QĐ-TTg cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC
-
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học mới nhất 2024
-
Bảng lương cán bộ chuyên trách cấp xã 2024
-
Ngược đãi trẻ em xử phạt thế nào 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn hóa Xã hội
Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH về bảo vệ trẻ em làm con nuôi nước ngoài
Công văn 1915/BGDĐT-GDTrH về tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông
Thông tư 02/2016/TT-BLĐTBXH Xác định hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình
Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL
Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL 2021 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
Giải đáp chính sách đối với cán bộ, công chức tại thôn, xã đặc biệt khó khăn
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác