Quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế năm học 2022-2023
Những quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế
Mới đây, vào ngày 1/9, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có thông tin thông báo về chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đối với học sinh, sinh viên trong năm học 2022-2023. Theo đó, học sinh, sinh viên (HSSV) là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. Đây là quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
- Tăng mức cho vay đối với học sinh, sinh viên
- Sẽ miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS từ năm 2020
- Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2022 - 2023
1. Hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2022 - 2023
Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2022 - 2023
Trong năm học 2022-2023, mức đóng BHYT của HSSV không có sự thay đổi so với năm học trước: Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, HSSV tự đóng 70%).
Cụ thể, mức đóng bằng: 4,5% x 1.490.000 đồng x 12 tháng = 804.600 đồng/năm. Trong đó, số tiền HSSV thực đóng là 563.220 đồng/năm (do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng).
Đặc biệt, ngoài việc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT HSSV, để đạt mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT trong năm học 2022-2023, một số tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV từ ngân sách địa phương, do đó số tiền thực đóng BHYT của mỗi HSSV tiếp tục được giảm.
2. Những quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế
Theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện hành, học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, đối tượng học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được Nhà nước hỗ trợ 30% chi phí mua bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, đối tượng này còn được hưởng những quyền lợi bảo hiểm y tế sau đây:
- HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện quận, huyện và tương đương theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp theo hằng năm;
- Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường từ nguồn kinh phí của BHYT;
- Được thanh toán 100% chi phí KCB nếu tổng chi phí khám chữa bệnh 1 lần thấp hơn 15% mức lương tối thiểu. (điểm b khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014);
- Được thanh toán 80% chi phí KCB khi đi đúng tuyến. Kể cả khi thực hiện KCB có dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn (nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu cho 1 lần sử dụng dịch vụ).
- Trường hợp cấp cứu được khám và điều trị ở bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và xuất trình thẻ y tế thì được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh theo quy định (khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014).
– Các trường hợp đi khám chữa bệnh không đúng cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, có trình thẻ BHYT thì được thanh toán theo mức hưởng như sau:
- Được thanh toán 70 % chi phí KCB tại các bệnh viện tuyến huyện và từ ngày 1/1/2016 thì sẽ được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh;
- Được thanh toán 60 % chi phí điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh;
- Được thanh toán 40 % chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện cấp trung ương.
3. Quy định với học sinh, sinh viên diện đối tượng chính sách
Đối với học sinh, sinh viên thuộc diện hộ gia đình cận nghèo, theo quy định phải tham gia BHYT tại địa phương, với mức hỗ trợ 70% từ ngân sách nhà nước. Nếu chưa tham gia BHYT ở địa phương thì tham gia BHYT học sinh, sinh viên tại trường. Nếu sau đó được cấp thẻ theo đối tượng khác, thì sẽ được hoàn trả theo quy định, tức là thoái trả tiền đã đóng từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng.
Học sinh, sinh viên có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác (thân nhân công an; quân đội; Ban cơ yếu; nghèo; cận nghèo…) nếu hết giá trị sử dụng thẻ BHYT và không tiếp tục tham gia theo nhóm đối tượng khác, thì tiếp tục tham gia theo nhóm học sinh, sinh viên ngay từ tháng tiếp theo tại trường đang theo học đến hết thời hạn chung của nhà trường.
4. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
Căn cứ Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
- Thẻ bảo hiểm y tế kèm chứng minh nhân dân;
- Giấy ra viện; phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
- Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan).
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Văn bản pháp luật của trang Hoatieu.vn .
Tham khảo thêm
Công văn 4122/BGDĐT-GDTC năm 2017 thực hiện chỉ tiêu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên Thực hiện chỉ tiêu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
Tra cứu giá trị sử dụng của thẻ BHYT 2023 Hướng dẫn tra cứu thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế
Mức đóng BHYT từ ngày 01/07/2017 Bảng thống kê đối tượng đóng BHYT, mức đóng BHYT mới nhất
Những điểm mới của Quyết định 595/QĐ-BHXH Tổng hợp những điểm mới của Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
-
Chế độ tử tuất đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp
-
Quyết định 3511/QĐ-BHXH 2022 Quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công
-
Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
-
Các loại bệnh được hưởng BHXH 1 lần 2023
-
Công văn 3818/BHXH-CSXH về bổ sung chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 116
-
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15
-
Đi làm sớm có được hưởng chế độ thai sản không?
-
Thủ tục gộp sổ BHXH cho người lao động 2023
-
Nên rút bảo hiểm xã hội một lần hay hưởng lương hưu sẽ lợi hơn?