Những vạch kẻ đường gây tranh cãi ở Việt Nam

Những vạch kẻ đường khó hiểu ở Việt Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều vạch kẻ đường để chỉ dẫn giao thông, tuy nhiên có không ít vạch kẻ đường gây khó hiểu cho người lái xe như vạch trắng hình con thoi, 2 vạch vàng song song, vạch xương cá... Để tìm hiểu thêm về những vạch kẻ đường gây tranh cãi này, HoaTieu.vn mời bạn tham khảo bài viết.

1. Vạch trắng hình con thoi

Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Những vạch kẻ đường gây tranh cãi

Hai vạch liền màu vàng song song khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu.

2. Hai vạch vàng song song

Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng, bên có đường vạch vàng kẻ liền là cấm vượt xe hoặc quay trở lại; bên có đường vàng đứt khúc khi điều kiện bảo đảm an toàn thì cho phép vượt xe và quay đầu.

Những vạch kẻ đường gây tranh cãi ở Việt Nam

Theo đó, vạch kẻ đường chỉ thay đổi màu sắc, các mức xử phạt liên quan đến hành vi vi phạm giao thông vẫn không thay đổi.Thời gian gần đây, nhiều tuyến đường cả nước đã và đang đổi màu sơn của vạch kẻ đường từ màu trắng sang màu vàng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.

Quy chuẩn Việt Nam số 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ có hiệu lực ngày 1-11-2016, vạch kẻ đường màu vàng không dùng riêng cho đường quy định tốc độ từ 60 km/h trở lên mà được dùng để phân chia 2 chiều xe lưu thông ngược chiều. Hiện nay, nhiều địa phương, thành phố đang đồng loạt thay đổi vạch kẻ đường từ màu trắng sang màu vàng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.

Vạch kẻ đường có ý nghĩa là dạng báo hiệu hướng dẫn nhằm nâng cao tính an toàn và khả năng lưu thông của phương tiện. Đối với vạch kẻ đường độc lập, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ ý nghĩa của vạch kẻ.

Vạch kẻ đường có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông theo thứ tự: hiệu lệnh người điều khiển giao thông – hiệu lệnh đèn tín hiệu – hiệu lệnh biển báo – hiệu lệnh vạch kẻ đường và các dấu hiệu hướng dẫn trên mặt đường.

3. Vạch xương cá chữ V

Theo quy chuẩn 41/2016, đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, ví dụ một hướng lên cầu vượt, một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện không được phép đi vào vùng vạch này.

Vạch kẻ đường khó hiểu ở Việt Nam

4. Vạch mắt võng tại ngã tư

Theo quy định tại Điểm e Vạch 4.4 Quy chuẩn 41/2016 BGTVT như sau: “Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch nhằm tránh ùn tắc giao thông”

Như vậy, vạch kẻ mắt võng xuất hiện thì người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng lại trong vạch này.

Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường".

4 vạch kẻ đường gây tranh cãi

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Căn cứ Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều này;”

Đánh giá bài viết
3 10.089
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi