Nghị quyết 38/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế

Nghị quyết 38/NQ-CP - Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế

Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2017 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về "Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" do Chính phủ ban hành.

Nghị quyết 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020

Nghị quyết 23/2016/QH14 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/NQ-CPHà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2017

NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TW VỀ "THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TRONG BỐI CẢNH NƯỚC TA THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI"

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương về "Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới";

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương về "Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới".

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

Nơi nhận:TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;
  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
  • Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
  • Văn phòng Tổng Bí thư;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
  • Văn phòng Quốc hội;
  • Tòa án nhân dân tối cao;
  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
  • VPCP: BTCN, các PCN, các Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
  • Lưu: VT, QHQT (3b) TB.
Nguyễn Xuân Phúc

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TW NGÀY 05 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ "THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH NƯỚC TA THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI"

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

Ngày 05 tháng 11 năm 2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về "Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" (sau đây gọi là Nghị quyết 06).

Đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và chủ trương coi "hội nhập quốc tế là định hướng lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

Chính phủ ban hành Chươmg trình hành động này với mục tiêu tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết. Chương trình hành động này sẽ xác định các nội dung công việc cụ thể, lộ trình, thời gian thực hiện mà các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương cần tập trung triển khai trong thời gian tới.

II. NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hóa và tập trung tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công việc sau đây:

1. Thông tin, tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết

a) Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi và sâu rộng nội dung của Nghị quyết 06, chủ trương hội nhập sâu và toàn diện của đất nước trong giai đoạn phát triển mới, yêu cầu bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực đến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức Đảng các cấp, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

b) Nâng cao nhận thức về các cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc cam kết thực hiện các Thỏa thuận kinh tế, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các công ước mà Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn.

c) Tuyên truyền rộng rãi chủ trương coi "hội nhập quốc tế là định hướng lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa" đến các đối tác, cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tăng cường các hoạt động đa dạng, trên nhiều phương thức nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thông tin về quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam tới các nước trên thế giới. Triển khai hiệu quả Chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020.

d) Đẩy mạnh triển khai các hoạt động tuyên truyền về Cộng đồng ASEAN để tăng cường quan hệ ngoại giao, hợp tác gắn kết giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, đồng thời thể hiện sự quan tâm, đóng góp của Việt Nam đối với sự phát triển chung của Cộng đồng.

2. Nâng cao năng lực thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật với lộ trình cụ thể, hướng tới các chuẩn mực quốc tế, loại bỏ dần các biện pháp mệnh lệnh - hành chính. Chú trọng nội luật hóa những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường năng lực thực thi pháp luật; phát triển đồng bộ các dịch vụ pháp lý, đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ pháp lý.

b) Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là Chính phủ kiến tạo. Thực hiện hiệu quả cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cải cách tư pháp, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương.

c) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là nâng cao nhận thức về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển năng lực hội nhập quốc tế. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn hội nhập quốc tế phục vụ triển khai hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực và cấp độ.

d) Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục quốc dân; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

đ) Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tính kết nối, gia tăng liên kết vùng, khu vực và quốc tế; cung cấp dịch vụ, phát triển hệ thống phân phối và lưu thông hàng hóa với chất lượng cao. Ưu tiên đầu tư và đa dạng hóa các loại hình thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông.

e) Rà soát kỹ các cam kết quốc tế và trên cơ sở luật pháp Việt Nam, chuẩn bị những giải pháp kỹ thuật phù hợp (tiêu chuẩn công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ - nguồn gốc, bảo vệ môi trường...) nhằm bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế song song với bảo vệ lợi ích của Việt Nam, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp, các mặt hàng của Việt Nam.

g) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, các Ban Chỉ đạo liên ngành trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội và các lĩnh vực khác, thực hiện hiệu quả Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030; bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành, phối hợp, kiểm tra, giám sát các hoạt động hội nhập quốc tế hiệu quả, thống nhất, nhịp nhàng giữa các ngành, các lĩnh vực, từ trung ương đến địa phương.

Đánh giá bài viết
1 360
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi