Nghị định 141/2016/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế
Nghị định 141/2016/NĐ-CP - Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế
Ngày 10/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Theo đó, hoạt động chi thường xuyên của đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên được quy định cụ thể và có nhiều điểm mới. Nghị định 141/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/12/2016.
- Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư 40/2016/TT-BTC Quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
- Nghị quyết 76/2013/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020
CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 141/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC SỰ NGHIỆP KINH TẾ VÀ SỰ NGHIỆP KHÁC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, lao động thương binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác.
2. Nghị định này không điều chỉnh đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Y tế; giáo dục đào tạo; dạy nghề; văn hóa thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác).
2. Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (nếu có), được áp dụng các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác" là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác.
2. "Dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác" là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, lao động thương binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác.
3. "Dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước" là dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoặc chưa tính đủ chi phí trong giá, phí, được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
4. "Dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước" là dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước không hỗ trợ, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường.
Điều 4. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác
1. Xây dựng pháp luật về quản lý nhà nước; khuyến khích, tạo điều kiện, thiết lập môi trường hoạt động bình đẳng, cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
2. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác theo ngành, lĩnh vực; ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do Nhà nước quản lý; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
3. Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác.
4. Quy định lộ trình tính đủ giá, phí dịch vụ sự nghiệp công để đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác thực hiện và hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách sử dụng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
5. Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể và điều kiện tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác; sắp xếp, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác trực thuộc.
6. Quy định về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác sang đơn vị ngoài công lập hoặc doanh nghiệp.
7. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
8. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Chương II
CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KINH TẾ, SỰ NGHIỆP KHÁC
Mục 1. TỰ CHỦ VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ
Điều 5. Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ
1. Tự chủ trong xây dựng kế hoạch hoạt động
Hàng năm, đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.
a) Đối với dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Đơn vị tự xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện;
b) Đối với dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để phê duyệt và quyết định phương thức giao kế hoạch cho đơn vị thực hiện.
2. Tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ
a) Quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn vị, kế hoạch của cơ quan cấp trên giao, đảm bảo chất lượng, tiến độ;
b) Tham dự đấu thầu cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao;
c) Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tự chủ về tổ chức bộ máy
Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Điều 7. Tự chủ về nhân sự
1. Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động, thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về số lượng người làm việc
a) Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định số lượng người làm việc.
b) Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Nghị định 141/2016/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế
521 KB 14/10/2016 3:59:00 CHTải Nghị định 141/2016/NĐ-CP định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 16/2023/TT-BTC về hướng dẫn về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp
-
Tải Thông tư 49/2024/TT-BTC về dự toán ngân sách nhà nước 2025 file Doc, Pdf
-
Toàn văn Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh
-
Thông tư 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
-
Thông tư 26/2022/TT-NHNN về bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
Thông tư 40/2023/TT-BTC quản lý kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
-
Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng, chống rửa tiền
-
Thông tư 71/2024/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
-
Thông tư 78/2022/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự án ngân sách Nhà nước năm 2023
-
Thông tư 12/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 107/2020/TT-BTC
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tài chính - Ngân hàng
Công văn 3781/LĐTBXH-KHTC về xử lý kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cuối năm 2016
Chỉ thị 04/CT-NHNN 2018
Nghị định 36/2022/NĐ-CP chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KT-XH
Công văn 17143/BTC-TCT về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa
Công văn 2487/LĐTBXH-KHTC năm 2017 về chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng
Thông tư 14/2020/TT-NHNN về giám định tư pháp lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác