Nghị quyết 27/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chính sách đổi mới nền kinh tế 2016 - 2020

Tải về

Nghị quyết 27/NQ-CP - Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chính sách đổi mới nền kinh tế 2016 - 2020

Ngày 21/02/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 27/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động 2012 để trình Quốc hội trong năm 2017.

Quyết định 1022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách, pháp luật kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh

Nghị định 141/2016/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế

Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2017

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 27/NQ-CP Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2017

NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TW NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2016/QH14 NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

Nơi nhận:TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;
  • Các Thành viên Chính phủ;
  • Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
  • Văn phòng Tổng Bí thư;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
  • -Văn phòng Quốc hội;
  • Tòa án nhân dân tối cao;
  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
  • Kiểm toán nhà nước;
  • Ngân hàng Chính sách xã hội;
  • Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
  • Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
  • Lưu: VT, KTTH (3b).
Nguyễn Xuân Phúc

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TW NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2016/QH14 NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

Mục tiêu của cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể là:

  • Tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát bình quân dưới 5%/năm; giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP.
  • Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
  • Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng). Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4. Nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bảo hiểm. Đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 30% GDP, doanh thu ngành bảo hiểm đạt tối thiểu 4% GDP.
  • Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư. Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
  • Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN-4). Tỉ trọng đầu tư nhà nước khoảng 31 - 34% tổng đầu tư toàn xã hội.
  • Giai đoạn 2016 - 2020, hằng năm có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%; tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020.
  • Đến năm 2020, tỉ trọng lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có bằng cấp đạt khoảng 25%; tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%.
  • Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35%; thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước ASEAN-4.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô:

a) Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong điều hành và thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chính sách kinh tế vĩ mô để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì:

  • Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với nguyên tắc thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô. Quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế. Điều hành tín dụng phù hợp, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng.
  • Xây dựng Đề án chống đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2017.

c) Bộ Tài chính chủ trì:

  • Chỉ đạo thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương thu, chi ngân sách ở tất cả các cấp, ngành, địa phương và đơn vị; chỉ được chi trong giới hạn dự toán chi ngân sách; cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước ở từng ngành, địa phương và đơn vị cơ sở theo hướng tiết kiệm, loại bỏ các khoản mục chi chưa cần thiết, nâng cao hiệu quả từng khoản mục chi; giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển, đảm bảo chiếm khoảng 25% - 26% tổng chi ngân sách nhà nước.
  • Hướng dẫn các bộ, ngành trung ương và địa phương triển khai có hiệu quả các quy định về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Tiếp tục tái cơ cấu nợ công, tăng dần tỷ trọng cho vay lại trong cơ cấu vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho 02 ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm và kiểm soát chặt chẽ vay nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước. Kiểm soát nợ trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và các quỹ đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

a) Bộ Tài chính chủ trì:

  • Xây dựng đề án phát triển cân bằng và toàn diện thị trường tài chính, bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường vốn cổ phiếu và trái phiếu (bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp); giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2017.
  • Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, nợ công, quản lý tài sản công, nguồn lực công bảo đảm tiếp tục quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội.
  • Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Đánh giá bài viết
1 450
Nghị quyết 27/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chính sách đổi mới nền kinh tế 2016 - 2020
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm