Quyết định 1022/QĐ-BCT về Quy hoạch phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025

Quyết định 1022/QĐ-BCT - Quy hoạch phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025

Ngày 24/3/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1022/QĐ-BCT về Đề án "Quy hoạch phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035". Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Thông tư 14/2016/TT-BTC Cơ chế tài chính công ty nhà nước tham gia nhiệm vụ chính trị, xã hội, kinh tế

Công văn 1458/UBDT-VP135 hướng dẫn địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 27/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chính sách đổi mới nền kinh tế 2016 - 2020

BỘ CÔNG THƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1022/QĐ-BCT Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "QUY HOACH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035"

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035" với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

Phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (sau đây gọi tắt là Vùng) trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Vùng; bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển thương mại cả nước và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan.

Phát triển thương mại Vùng nhanh, bền vững và hiệu quả trên cơ sở phát huy vai trò là hạt nhân, động lực phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam và cả nước, bảo đảm gắn kết chặt chẽ với các Vùng kinh tế, đặc biệt là các Vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước.

Phát triển thương mại Vùng phải bảo đảm yêu cầu trở thành đòn bẩy để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác, tăng cường xuất khẩu đi đôi với kiểm soát tốt nhập khẩu, góp phần tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng theo hướng nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực của Vùng.

Phát triển thương mại Vùng trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa hệ thống hạ tầng thương mại sẵn có và các lợi thế so sánh của Vùng; với sự chuyển biến cơ bản về phương thức kinh doanh, hệ thống phân phối và hệ thống hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại hóa và văn minh thương mại; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với lực lượng kinh doanh có trình độ, có khả năng huy động và sử dụng tốt các nguồn lực.

Phát triển thương mại Vùng theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, tăng cường xã hội hóa đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng thương mại. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường, tích cực phòng chống các hành vi kinh doanh trái phép, buôn lậu, trốn thuế và gian lận thương mại; gắn phát triển thương mại với bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thương mại với an ninh và quốc phòng.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành thương mại đa dạng, hiện đại, bền vững, đáp ứng tốt những yêu cầu, đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; trên cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao đóng góp của ngành vào tăng trưởng GDP chung của Vùng, thực hiện tốt chức năng cung ứng, tiêu thụ và trung chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, xuất khẩu và của hoạt động du lịch cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2025:

Tăng tỷ lệ đóng góp của ngành thương mại vào GDP chung của Vùng, phấn đấu trong giai đoạn 2017 - 2020, giá trị tăng thêm ngành thương mại tăng bình quân 13,5%/năm và giai đoạn 2021 - 2025 tăng bình quân 14%/năm.

Tập trung nâng cao hiệu quả của thương mại nội địa, đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong Vùng và khách du lịch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Vùng tăng bình quân 14 - 15%/năm trong giai đoạn 2017 - 2020 và trên 13%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025.''

Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Vùng thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là xuất khẩu ra các thị trường có khả năng tạo giá trị gia tăng cao; duy trì xuất siêu, đóng góp giá trị thặng dư thương mại vào cán cân xuất nhập khẩu của cả nước. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của Vùng tăng bình quân khoảng 15,5%/năm trong giai đoạn 2017 - 2020 và 14%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025; kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 12%/năm giai đoạn 2017 - 2020 và 13%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025.

Đến năm 2035: Tiếp tục là vùng kinh tế phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và điển hình về phát triển bền vững, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức; là vùng kinh tế động lực đầu tàu của cả nước, trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ mang tầm quốc tế...

Hình thành một nền thương mại vững mạnh, hiện đại và văn minh với cơ cấu ngành cân đối, hợp lý; ngành thương mại có đóng góp cao trong GDP chung của Vùng. Hệ thống phân phối phát triển đồng bộ, chuyên nghiệp với các kênh phân phối mạnh, vừa mở rộng về quy mô và phạm vi, vừa tham gia có chiều sâu vào phát triển sản xuất và phát triển tiêu dùng, đồng thời có khả năng kết nối với các tập đoàn phân phối và thị trường nước ngoài.

Hệ thống hạ tầng thương mại được tiêu chuẩn hóa; hình thành các khu thương mại - dịch vụ tập trung phát triển đan xen loại hình hiện đại và truyền thống, tạo thành các không gian mua sắm thuận tiện và văn minh tại đô thị trung tâm và các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch... Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa thông qua các loại hình thương mại hiện đại đạt trên 50% vào năm 2035.
Hình thức bán buôn phát triển mạnh thông qua chợ đầu mối nông sản, trung tâm bán buôn hàng xuất nhập khẩu, trung tâm giao dịch vật tư, nguyên liệu... áp dụng phổ biến các phương thức giao dịch tiên tiến, sử dụng thương mại điện tử, sàn giao dịch hàng hóa...

3. Định hướng phát triển

3.1. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu

a) Định hướng phát triển xuất khẩu

Về mặt hàng xuất khẩu:

Hạn chế và cắt giảm dần việc xuất khẩu các loại tài nguyên, nhiên liệu thô, các sản phẩm sơ chế... gắn với từng bước nâng cao và thay thế bằng việc xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Tăng cường ứng dụng công nghệ, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm chế biến có chất lượng, thân thiện với môi trường. Từ đó đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng, bao gồm cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...

Về thị trường xuất khẩu:

Duy trì và giữ vững các thị trường truyền thống, ổn định như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN... đồng thời, phát triển các thị trường mới với nhiều phân đoạn thị trường, chú trọng các thị trường có triển vọng đối với hàng hóa xuất khẩu mới của Vùng để thông qua nhập khẩu tìm kiếm cơ hội cho xuất khẩu.

Thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn sản xuất quốc tế lớn để tiếp cận thị trường bản địa. Chú trọng các thị trường đã ký FTA với Việt Nam và lộ trình cắt giảm thuế quan với các cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài để tìm kiếm mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Vùng.

Tiếp tục tăng cường và mở rộng mối quan hệ thương mại với các thị trường trung gian để tìm kiếm cơ hội phát triển xuất khẩu, nhất là phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mới sang các thị trường khác. Trong xu thế phát triển mạng sản xuất kinh doanh mang tính toàn cầu và điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế hiện nay, thị trường trung gian còn có vai trò cung cấp thông tin thị trường, tư vấn chuyển giao công nghệ chế biến, liên kết các nhà sản xuất trong chuỗi giá trị và cung cấp các nguồn nguyên liệu bổ sung.

Về hình thức xuất khẩu:

Trong giai đoạn trước mắt, tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác qua các đầu mối xuất khẩu lớn (thông qua các cảng biển và cửa khẩu đường bộ qua biên giới), nhất là các đầu mối xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Về lâu dài, từng bước phát triển quan hệ với các đối tác thương mại tại các nước nhập khẩu để chuyển từ xuất khẩu ủy thác sang xuất khẩu trực tiếp là chính.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, từng bước tạo lập cơ sở hạ tầng, trong đó hoàn thiện và chuyên nghiệp hóa hệ thống trung tâm logistics; thực hiện giao dịch điện tử, ký kết hợp đồng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử với các doanh nghiệp ở nước ngoài.

Khai thác tối đa lợi thế xuất khẩu tại chỗ trên cơ sở đa dạng hóa và nâng cao chất lượng cung ứng hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách nước ngoài, trong đó chủ yếu là nhu cầu ăn, uống và hàng công nghiệp phục vụ cá nhân tại các khách sạn, nhà hàng. Đồng thời, phát triển các hình thức dịch vụ, các cửa hàng thương mại bán các đặc sản của ngành trồng trọt, thủy sản, thủ công mỹ nghệ tại các khu, tuyến du lịch có nhiều khách nước ngoài, từ đó tạo cơ hội tăng chi tiêu mua sắm của khách du lịch.

Đánh giá bài viết
1 196
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo