Ném đá ô tô đang lưu thông trên đường có bị phạt?

Rất nhiều người khi đang tham gia giao thông bị người dân ném đá trêu trọc. Tuy nhiên, vì chưa nắm bắt được quy định pháp luật nên họ không biết hành vi ném đá đó có bị xử phạt không để có thể bảo vệ quyền lợi khi đang tham gia giao thông của mình. Chính vì vậy, Hoatieu.vn sẽ chia sẻ để bạn hiểu được rõ hơn.

1. Ném đá phương tiện đang lưu thông

Hiện nay, tình trạng ở các tuyến đường cao tốc các phương tiện tham gia giao thông bị ném đá rất thường xuyên. Hành vi này không chỉ gây tổn hại cho tinh thần, sức khỏe người tham gia giao thông mà còn làm hư hỏng nặng tài sản của họ.

Ném đá là hành vi nguy hiểm, cần được xử lý nghiêm để tạo tính răn đe cho các đối tượng khác. Vậy ném đá phương tiện đang lưu thông bị xử phạt thế nào, bài viết này sẽ phân tích cho bạn hiểu rõ.

Ném đá phương tiện giao thông

2. Xử phạt hành chính người ném đá phương tiện đang lưu thông

Căn cứ quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi ném đá phương tiện đang lưu thông sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

..........

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

Như vậy, đối với hành vi ném gạch/đá vào phương tiện giao thông này thì mức xử phạt tiền sẽ là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

3. Xử lý hình sự hành vi ném đá phương tiện đang lưu thông

  • Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, hành vi ném đá phương tiện giao thông nếu gây thiệt hại về tài sản từ 2 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý về hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật."

Như vậy, nếu làm thiệt hại về tài sản ở mức từ 2 triệu đồng trở lên đến 50 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm/ phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy mức độ vi phạm.

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Trong trường hợp hành vi này gây ảnh hưởng đến sức khỏe người ngồi trên xe, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì có thể bị xử phạt tù từ 06 tháng đến tù chung thân, tùy vào mức độ vi phạm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
4 69
0 Bình luận
Sắp xếp theo