Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14

Tải về

Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14

Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 quy định về đối tượng cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nguyên tắc công tác cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ; chế độ chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cảnh vệ.

Điểm mới của 12 Luật vừa được Quốc hội thông qua

Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017

Luật Đường sắt 2017

QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 13/2017/QH14Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017

LUẬT
CẢNH VỆ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013.

Quốc hội ban hành Luật Cảnh vệ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về đối tượng cảnh vệ, nguyên tắc, công tác cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ; chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cảnh vệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với đối tượng cảnh vệ, lực lượng Cảnh vệ, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến hoạt động cảnh vệ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.

2. Công tác cảnh vệ là thực hiện các biện pháp cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.

3. Biện pháp cảnh vệ là phương pháp, cách thức mà lực lượng Cảnh vệ được áp dụng để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi của con người và các yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.

4. Đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này.

5. Bảo vệ tiếp cận là biện pháp cảnh vệ do sĩ quan cảnh vệ đảm nhiệm, được tiến hành thường xuyên, trực tiếp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống cho đối tượng cảnh vệ được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Luật này.

6. Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ bao gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cảnh vệ thuộc Bộ Công an; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng.

Điều 4. Vị trí, chức năng của lực lượng Cảnh vệ

Lực lượng Cảnh vệ là lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có chức năng thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.

Điều 5. Nguyên tắc công tác cảnh vệ

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, hoạt động và hành vi, yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.

4. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội; kết hợp giữa hoạt động công khai và hoạt động bí mật để thực hiện công tác cảnh vệ.

5. Bảo đảm sự chỉ huy, chỉ đạo tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Điều 6. Chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và công tác cảnh vệ

1. Nhà nước xây dựng lực lượng Cảnh vệ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

2. Ưu tiên bảo đảm phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, kinh phí, khoa học và công nghệ; trang bị vũ khí, khí tài, phương tiện kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu công tác cảnh vệ.

Điều 7. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ

1. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ theo quy định của pháp luật và giữ bí mật thông tin mà họ cung cấp.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ

1. Hoạt động hợp tác giữa lực lượng Cảnh vệ Việt Nam và nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và trên lãnh thổ nước ngoài được thực hiện theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận trực tiếp giữa Việt Nam với quốc gia có liên quan trên nguyên tắc có đi có lại, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

2. Nội dung hợp tác bao gồm:

a) Trao đổi thông tin về công tác cảnh vệ;

b) Phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp, chế độ cảnh vệ;

c) Huấn luyện, diễn tập nâng cao năng lực cảnh vệ, đào tạo kỹ năng về công tác cảnh vệ;

d) Hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện chuyên dùng, vũ khí, trang bị phục vụ công tác cảnh vệ;

đ) Thực hiện nội dung hợp tác khác.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác cảnh vệ

1. Sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ, công cụ hỗ trợ hoặc yếu tố khác gây nguy hiểm, đe dọa xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.

2. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ.

3. Gây mất an ninh, trật tự; tụ tập đông người trái pháp luật tại khu vực, mục tiêu cảnh vệ.

4. Làm lộ thông tin bí mật liên quan đến đối tượng cảnh vệ, công tác cảnh vệ.

5. Làm giả, chiếm đoạt, mua bán, sử dụng trái phép, hủy hoại, làm sai lệch giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ.

6. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ hoặc lợi dụng việc tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

7. Phân biệt đối xử về giới trong công tác cảnh vệ.

8. Hành vi ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của đối tượng cảnh vệ; của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ; của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG CẢNH VỆ, BIỆN PHÁP VÀ CHẾ ĐỘ CẢNH VỆ

Điều 10. Đối tượng cảnh vệ

1. Người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

b) Chủ tịch nước;

c) Chủ tịch Quốc hội;

d) Thủ tướng Chính phủ;

đ) Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ;

e) Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

g) Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

h) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.

2. Khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam bao gồm:

a) Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ;

b) Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ, trên cơ sở có đi có lại;

c) Khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

d) Khách mời khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trên cơ sở có đi có lại.

3. Khu vực trọng yếu bao gồm:

a) Khu vực làm việc của Trung ương Đảng;

b) Khu vực làm việc của Chủ tịch nước;

c) Khu vực làm việc của Quốc hội;

d) Khu vực làm việc của Chính phủ;

đ) Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Phủ Chủ tịch; Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

e) Bộ trưởng Bộ Công an quy định phạm vi cảnh vệ khu vực trọng yếu tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.

4. Sự kiện đặc biệt quan trọng bao gồm:

a) Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng;

b) Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

c) Kỳ họp của Quốc hội;

d) Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;

đ) Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều này tham dự hoặc chủ trì hội nghị.

5. Căn cứ tình hình an ninh chính trị trong từng giai đoạn, khi xét thấy cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung đối tượng cảnh vệ và việc áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ phù hợp với quy định tại các điều 11, 12, 13 và 14 của Luật này.

Điều 11. Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:

a) Bảo vệ tiếp cận;

b) Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;

c) Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;

d) Khi đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường; đi bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ; đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ và được bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình, khảo sát để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ;

đ) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

2. Đối với nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:

a) Bảo vệ tiếp cận;

b) Canh gác thường xuyên tại nơi ở.

3. Đối với Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:

a) Bảo vệ tiếp cận;

b) Canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;

c) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;

d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

4. Đối với Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:

a) Bảo vệ tiếp cận;

b) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;

c) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

5. Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phức tạp được tăng cường lực lượng và phương tiện bảo vệ đối tượng cảnh vệ.

Điều 12. Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam

1. Đối với người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này và được bố trí phương tiện hộ tống theo nghi lễ đối ngoại của Nhà nước.

2. Đối với cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 11 của Luật này và khi đi bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức.

3. Đối với khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc khách mời khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mà không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam thì căn cứ vào yêu cầu đối ngoại và thông lệ quốc tế, đề nghị của phía khách mời và tình hình thực tế để áp dụng một hoặc các biện pháp, chế độ cảnh vệ quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.

Điều 13. Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu

1. Đối với khu vực làm việc của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:

a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;

b) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực;

c) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;

d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

2. Đối với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:

a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;

b) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;

c) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

Đánh giá bài viết
1 326
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm