Quyết định 188/QĐ-TCHQ về Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam

Tải về

Quyết định 188/QĐ-TCHQ - Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 188/QĐ-TCHQ về Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam. Theo đó, quy định nguyên tắc chỉ đạo, thực hiện chỉ đạo của Hải quan Việt Nam là: Tuân thủ trình tự thứ bậc lãnh đạo, từ cấp trên xuống; được chỉ đạo vượt cấp xuống dưới khi cần thiết nhưng phải thông tin lại cho lãnh đạo phụ trách cấp dưới đó.

Thông tư 274/2016/TT-BTC về chế độ thu, nộp và sử dụng phí hải quan; lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh

Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Quyết định 65/2015/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 188/QĐ-TCHQHà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010;

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: TỔNG CỤC TRƯỞNG
  • Như Điều 3;
  • Bộ Tài chính:
  • Lãnh đạo Bộ;
  • Vụ TCCB - BTC;
  • Lãnh đạo Tổng cục;
  • Đảng ủy CQ Tổng cục;
  • Lưu: VT, TCCB.
Nguyễn Văn Cẩn

QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 188/QĐ-TCHQ ngày 02 tháng 02 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, trách nhiệm trong hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam, bao gồm: quy định chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác; chế độ làm việc, công tác, hội họp, học tập, bảo mật; quy định về sử dụng trang phục; tư thế, tác phong; nội vụ, vệ sinh công sở của các cá nhân, đơn vị trong hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan; công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong ngành Hải quan (sau đây gọi chung là công chức hải quan).

Điều 3. Nguyên tắc thực thi công vụ

1. Công chức hải quan thực thi công vụ phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

2. Công chức hải quan khi thực thi công vụ phải có ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đúng phạm vi chức năng, đúng nhiệm vụ, đúng quyền hạn; chấp hành nghiêm nội quy của đơn vị.

3. Chỉ đạo và thực hiện ý kiến chỉ đạo:

a) Việc ra ý kiến chỉ đạo phải tuân thủ theo trình tự thứ bậc lãnh đạo trong đơn vị, từ cấp trên xuống cấp dưới. Ý kiến chỉ đạo phải rõ ràng, cụ thể và lãnh đạo ra ý kiến chỉ đạo chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện. Trong trường hợp cần thiết lãnh đạo cấp trên có thể chỉ đạo vượt cấp xuống dưới, nhưng sau đó cần thông tin lại cho lãnh đạo phụ trách của cấp nhận ý kiến chỉ đạo biết.

b) Việc thực hiện ý kiến chỉ đạo phải đảm bảo đúng quy định về thời gian và yêu cầu. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn người thực hiện ý kiến chỉ đạo phải báo cáo cấp trên trực tiếp hoặc người ra ý kiến chỉ đạo (trong trường hợp ý kiến chỉ đạo vượt cấp) để tháo gỡ kịp thời.

Nếu thấy ý kiến chỉ đạo trái với quy định phải báo cáo lãnh đạo cấp trên theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vẫn phải thực hiện thì được bảo lưu ý kiến để miễn trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

c) Trong trường hợp có ý kiến chỉ đạo vượt cấp của lãnh đạo cấp trên (người chỉ đạo không phải là cấp lãnh đạo trực tiếp), công chức nhận ý kiến chỉ đạo phải thi hành ngay, đồng thời phải báo cáo với lãnh đạo trực tiếp biết nội dung công việc được giao (trừ trường hợp cấp trên yêu cầu không báo cáo nội dung với lãnh đạo trực tiếp của công chức được giao nhiệm vụ).

d) Khi thực hiện xong ý kiến chỉ đạo, cấp dưới phải báo cáo chính xác, đầy đủ, kịp thời kết quả thực hiện với cấp trên đưa ra ý kiến chỉ đạo.

4. Thực hiện nghiêm các quy định về giữ gìn, bảo vệ và quản lý tài sản công, tài chính công, trang thiết bị được giao sử dụng khi thực hiện công vụ; không sử dụng tài sản công, tài chính công và trang thiết bị công vào việc riêng.

5. Thực hiện nghiêm các quy định về chế độ bảo mật, an ninh; chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ và an toàn lao động.

6. Thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

Chương II

CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ

Điều 4. Chức trách, nhiệm vụ của lãnh đạo hải quan các cấp

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công sở trong phạm vi thẩm quyền được giao.

3. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của công chức hải quan dưới quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên trực tiếp về các quyết định hành chính của mình hoặc của người được mình ủy quyền.

4. Thủ trưởng các đơn vị hải quan các cấp có trách nhiệm ban hành quy chế, nội quy làm việc của cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý; chịu trách nhiệm về các quyết định của tập thể lãnh đạo do mình đứng đầu.

5. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành hải quan để giải quyết công việc có liên quan trong phạm vi thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp các vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc các vấn đề cần thống nhất ý kiến để triển khai thực hiện.

6. Tổ chức các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí có hiệu quả trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

7. Giải quyết kịp thời các kiến nghị, yêu cầu của cấp dưới theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Chức trách, nhiệm vụ của công chức hải quan

1. Tuân thủ nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, người thừa hành phục tùng người lãnh đạo, quản lý.

2. Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, phân công công tác của cấp trên; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện các công việc được giao.

3. Báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách các vấn đề vượt thẩm quyền hoặc còn có ý kiến khác nhau.

4. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, các quy trình, quy chế, quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trong khi thi hành công vụ.

5. Báo cáo người ra quyết định hoặc cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật; có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện những sai trái, vi phạm của cá nhân, tổ chức trong thi hành công vụ.

6. Thường xuyên trau dồi đạo đức công vụ và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

7. Giữ gìn sự đoàn kết, hợp tác, phối hợp trong thực thi công vụ.

Điều 6. Trường hợp miễn trừ trách nhiệm

Công chức hải quan được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:

1. Trường hợp phải chấp hành quyết định trái pháp luật nhưng đã báo cáo cấp trên trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền.

2. Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Chương III

QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ CHUẨN MỰC ỨNG XỬ

Điều 7. Quan hệ công tác và chuẩn mực ứng xử trong ngành hải quan

1. Quan hệ giữa công chức hải quan là quan hệ đồng chí, đồng nghiệp với chuẩn mực ứng xử:

a) Tôn trọng, chân thành, thân ái.

b) Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ.

c) Cầu thị, học hỏi.

d) Thẳng thắn phê bình, đóng góp ý kiến đối với những biểu hiện sai trái.

e) Công bằng, trung thực trong nhận xét, đánh giá và có tinh thần xây dựng, phấn đấu.

2. Quan hệ giữa lãnh đạo, quản lý và công chức thuộc quyền là quan hệ cấp trên lãnh đạo, cấp dưới thừa hành với chuẩn mực ứng xử:

a) Cấp dưới phải:

  • Tuyệt đối phục tùng cấp trên trong thi hành công vụ.
  • Tôn trọng, đúng mực trong cư xử với cấp trên.
  • Trung thực trong báo cáo công việc và cung cấp thông tin, phản ánh ý kiến với cấp trên.

b) Cấp trên phải:

  • Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn của cấp dưới.
  • Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cấp dưới.
  • Phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng, đúng người đúng việc, có thời hạn cho cấp dưới hoàn thành công việc.
  • Công tâm trong nhận xét, đánh giá cấp dưới nhằm khuyến khích, phát huy năng lực, sở trường của cấp dưới.
  • Gương mẫu trong công tác và tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và lối sống để cấp dưới học tập.
  • Xây dựng và giữ gìn đoàn kết nội bộ.
Đánh giá bài viết
1 654
Quyết định 188/QĐ-TCHQ về Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm