Lao động theo nghị định 68 có phải là viên chức

Lao động hợp đồng theo Nghị định 68 có phải là viên chức hay không? Đây là câu hỏi được khá nhiều bạn đọc quan tâm, trong bài viết này HoaTieu.vn xin được giải đáp cụ về việc lao động hợp đồng theo nghị định 68 của chính phủ, mời các bạn cùng theo dõi.

Hiện nay, một số người có quan niệm cho rằng cứ làm việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thì mặc nhiên sẽ được coi là viên chức, công chức. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì không phải trường hợp nào thì người lao động sẽ được coi là viên chức mà phải tùy thuộc vào quá trình tuyển dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vậy các hợp đồng lao động theo quy định của nghị định 68 có được coi là viên chức nhà nước không?

1. Khái niệm hợp đồng 68

Chế độ hợp đồng của hợp đồng 68 cũng áp dụng theo quy định về chế độ hợp đồng của Bộ luật lao động năm 2012.

Hợp đồng lao động là một trong những hình thức giao kết hợp đồng lao động ghi nhận các thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về yêu cầu của công việc, thời hạn của hợp đồng, các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp và thỏa thuận về điều kiện việc làm, các quyền và nghĩa vụ của các bên được thỏa thuận và cam kết để thực hiện trong hợp đồng.

Hiện nay những người làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan của nhà nước thông thường sẽ bao gồm một số công việc như là các công việc thừa hành, lái xe cho các lãnh đạo thực hiện công vụ, bảo vệ trong các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập từ địa phương đến trung ương, công việc vệ sinh, các công việc trông giữ xe của khách đến làm việc với cơ quan, tổ chức và phương tiện của cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc, công việc bảo trì, duy tu các thiết bị điện, máy móc, phương tiện đi lại phục vụ cho việc thực hiện vụ, các hệ thống cấp thoát nước ở đơn vị sự nghiệp, phòng cháy chữa cháy và phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và một số công việc khác tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của từng công việc đặc thù của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng lao động theo chế độ 68 thì người lao động vẫn được các chế độ và các quyền lợi trong biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Điều kiện để ký kết hợp đồng 68

Hiện nay, theo yêu cầu của công việc thì cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ ký kết hợp đồng lao động với các cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đáp ứng được các trình độ, không bị mất năng lực hành vi dân sự, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có đủ sức khỏe và lý lịch rõ ràng theo quy định để đủ điều kiện ký kết hợp đồng và thực hiện công việc được giao theo quy định của pháp luật.

Điều kiện đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng:

Các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan hành chính nhà nước phải có nhu cầu về các công việc cần tuyển và không thể bố trí được nhân sự thay thế theo quy định.

Khi giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động phải là người đứng đầu có thẩm quyền ký hoặc ủy quyền ký cho những người phụ trách công tác của đơn vị ký theo quy định của pháp luật.

3. Thời hạn của hợp đồng lao động 68

Theo quy đinh của pháp luật thì thời hạn của hợp đồng lao động và hình thức xử lý kỷ luật theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được áp dụng theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và theo nội quy của cơ quan, tổ chức nơi người lao động đó làm việc.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì khi giao kết hợp đồng thì có ba loại hợp đồng mà tùy theo nhu cầu của công việc thì có thể lựa chọn ký kết một trong những loại hợp đồng như sau:

+ Hợp đồng không xác định thời hạn loại một trong những loại hợp đồng mà người sử dụng lao động và người lao động không quy định và thoả thuận về thời hạn làm việc, thời điểm để chấm dứt hiệu lực của hợp đồng khi giao kết mà chỉ phụ thuộc vào yêu cầu thực tế của công việc hay tính chất của công việc hay không còn nhu cầu thì các bên có thể tự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng theo quy định.

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn tùy theo yêu cầu của công việc mà các bên khi ký kết hợp đồng lao động sẽ xác định một thời hạn cụ thể để chấm dứt hợp đồng thông thường là một năm đến ba năm để chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Khi giao kết hợp đồng thời vụ thường là những công việc không ổn định, không thường xuyên, có tính chất Thời hạn của loại hợp đồng này là dưới một năm.

4. Hợp đồng 68 có phải là viên chức không?

Theo quy định của Luật viên chức năm 2010 thì viên chức được hiểu là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc theo chức danh hoặc theo vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập khi trúng tuyển thì sẽ được sắp xếp công việc theo mã ngạch, bậc theo vị trí việc làm hưởng lương theo trình độ chuyên môn từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, khi phân loại viên chức theo vị trí việc làm thì thông thường viên chức sẽ được phân loại thành hai loại bao gồm viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý làm việc theo biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Khi phân loại viên chức tùy theo tính chất của công việc và các lĩnh vực cụ thể thì sẽ phân loại viên chức từ cao xuống thấp theo các chức danh nghề nghiệp dựa vào cấp độ trình độ chuyên môn và tùy theo từng lĩnh vực như sau:

+ Viên chức được tuyển dụng được giữ chức danh nghề nghiệp hạng một

+ Viên chức được xếp theo chúc danh nghề nghiệp hạng hai

+ Viên chức khi được cơ quan đơn vị tuyển dụng được giữ chức danh hạng ba

+ Loại thấp nhất trong các chức danh nghề nghiệp của viên chức là loại bốn khi các đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng viên chức theo hợp đồng làm việc.

Theo quy định của pháp luật thì để được trở thành viên chức thì phải thông qua hai hình thức xét tuyển về các kết quả học tập, phỏng vấn về năng lực… và thi tuyển và yêu cầu người đăng ký dự tuyển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để dự tuyển về các phẩm chất, trình độ chuyên môn, không vi phạm chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, không bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có kinh nghiệm, năng lực phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm và công việc được tuyển theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu lao động hợp đồng 68 đáp ứng đủ các điều kiện trên sẽ được coi là viên chức, được ghi nhận trong các quyết định tuyển dụng để xác định là viên chức theo trình độ chuyên môn, được xếp lương theo ngạch bậc và chức danh nghề nghiệp hoặc thuộc đối tượng được giao kết hợp đồng lao đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì sẽ không được coi là viên chức.

5. Quy định mới về hợp đồng 68 từ ngày 22/2/2023

Kể từ ngày 22/2/2023 Nghị định mới về hợp đồng với cơ quan hành chính có hiệu lực thì một số quy định được cập nhật như sau:

1- Người đang thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP nếu chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động theo quy định của Nghị định 161/2018/NĐ-CP và cơ quan, tổ chức, đơn vị không ký hợp đồng dịch vụ thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 22/02/2023, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chuyển sang ký hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động ký kết phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp một trong các bên không có nhu cầu thì giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp ký kết hợp đồng dịch vụ, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ ưu tiên ký kết hợp đồng với người đang ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP, bảo đảm chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác mà người lao động đang được hưởng.

Trường hợp người lao động không có nhu cầu tiếp tục ký hợp đồng thì giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động theo quy định tại khoản này còn dưới 24 tháng đến thời điểm nghỉ hưu tính từ ngày 22/02/2023 thì tiếp tục thực hiện công việc và chế độ, chính sách đang hưởng mà không phải ký hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

2- Người đã từng làm công việc hỗ trợ, phục vụ được hưởng chế độ tinh giản biên chế đối với công chức và chuyển sang ký hợp đồng lao động trong trường hợp còn nhu cầu nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đã từng làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 68/2000/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP và đã thôi thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ nêu trên trước ngày 22/02/2023;

- Được tính trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đã thôi thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP trước ngày 22/02/2023 có hiệu lực.

3- Người đang làm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP và đang ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì không phải ký lại hợp đồng theo quy định tại Nghị định này.

Chế độ, chính sách thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

4- Người thuộc đối tượng điều chỉnh tại Điều 3 Nghị định 68/2000/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, trừ người làm việc tại Văn phòng Chính phủ đã được tuyển dụng trước ngày 22/02/2023, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP, không tiếp tục tính trong biên chế công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Người ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/7/2022 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế thì tiếp tục thực hiện công việc đến hết thời hạn hợp đồng và được ưu tiên ký hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Nghị định này nếu các bên còn nhu cầu.

5- Người ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/7/2022 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế thì tiếp tục thực hiện công việc đến hết thời hạn hợp đồng và được ưu tiên ký hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Nghị định này nếu các bên còn nhu cầu.

6- Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách nhiệm thống kê số lượng người đang thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

Trường hợp không tiếp tục tính trong biên chế thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh biên chế phù hợp.

7- Người đã được tuyển vào biên chế trước ngày Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có hiệu lực và đang làm các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP thì không chuyển sang thực hiện chế độ hợp đồng.

Như vậy có thể thấy rằng từ ngày 22/2/2023 mọi hợp đồng theo Nghị định 68 cũ được chuyển đổi theo quy định của Nghị định số 111/2022 mới ban hành. Theo nghị định mới một số điều khoản sẽ được thay đổi. Những đối tượng được điều chỉnh về chế độ cụ thể và ký hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
1 690
0 Bình luận
Sắp xếp theo