Lái xe có nồng độ cồn do ăn trái cây có bị phạt?
Quy định về cấm uống rượu bia lái xe từ 2020 được thực thi khiến nhiều ngươi lo lắng khi mức phạt nồng độ cồn năm 2020 đã thay đổi so với quy định cũ. Tức là trong hơi thở có nồng độ cồn thì đều sẽ bị phạt tùy theo mức nồng độ cồn là bao nhiêu. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là lái xe có nồng độ cồn do ăn trái cây có bị phạt không do một số loại trái cây ngọt lên men sau khi ăn có thể gây ra nồng độ cồn trong hơi thở.
Để giải đáp câu hỏi lái xe có nồng độ cồn do ăn trái cây có bị phạt, mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây của HoaTieu.
Tài xế có nồng độ cồn do ăn trái cây có bị phạt
Về thông tin lo ngại rằng việc sử dụng một số loại trái cây cũng dẫn tới kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở, có thể gây nhầm lẫn trong việc xử phạt người tham gia giao thông, bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo Luật Luật Phòng chống tác hại của rượu - cho biết những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể.
"Quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện luật, chúng tôi sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng biết với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt" - bà Trang nói.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, cho biết một số thức ăn nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài thì cũng có thể lên men.
Bên cạnh đó, một số loại quả lên men như dứa, vải hoặc dạng thuốc như siro ho, dung dịch sát trùng miệng cũng có thể có một lượng ethanol trong đó. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong các loại thực phẩm này đều không cao và sẽ bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn.
Ông Nguyễn Quang Nhật, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an, cho biết trên thực tế có những tình huống như ăn trái cây (sầu riêng...) mà hơi thở có nồng độ cồn thì vẫn có thể xử lý được vì nồng độ cồn sẽ lưu lại không lâu.
Hơn nữa, quá trình lập biên bản, người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng, người vi phạm giao thông sẽ được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020, quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chính thức có hiệu lực.
Theo quy định trước đó cho phép người điều khiển xe máy có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở trở xuống. Luật cũng cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
Mời các bạn tham khảo thêm
Để nắm được chi tiết toàn bộ mức phạt vi phạm giao thông 2020 mới nhất, mời các bạn xem tại nội dung Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2024 mới nhất đối với xe máy
Những lỗi giao thông nhỏ bị phạt nặng bạn nên biết
Quy định xử phạt lỗi vượt quá tốc độ 2024
Các lỗi vi phạm giao thông bị tước bằng lái xe
Tổng hợp lỗi vi phạm giao thông 2024
Mức xử phạt lỗi cấm quay đầu xe năm 2024
Lỗi đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu năm 2024 với ô tô, xe máy?
Các lỗi xử phạt người đi bộ
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27