Để kinh doanh quán ăn, cần thực hiện những thủ tục gì?

Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, việc kinh doanh ngày càng nhiều và phổ biến hơn để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết muốn bắt đầu kinh doanh quán ăn phải làm những thủ tục gì. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Điều kiện mở quán ăn

Trước khi thực hiện các thủ tục mở quán ăn, chúng ta cần xem xét các điều kiện bắt buộc phải có để có thể kinh doanh ăn uống. Theo đó, chủ nhà hàng phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Phải có Giấy phép kinh doanh.
  • Phải có Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá.
  • Một số giấy tờ khác.
  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng

2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ để được cấp giấy phép kinh doanh:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao (Photo công chứng) giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh
  • Bản sao (Photo công chứng) biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn chỉ cần nộp hồ sơ ở UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh. Theo biểu mức thu phí đăng ký hộ kinh doanh được quy định theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC, mức phí bạn cần đóng là 100.000 đồng/lần.

Chỉ trong 3 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ có thông báo bằng văn bản để bạn kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.

Kinh doanh quán ăn cần phải thực hiện thủ tục gì?

3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ cấp:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy khám sức khỏe có đóng dấu xác nhận từ bệnh viện của chủ nhà hàng, quán ăn.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh và của người trực tiếp kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh, bạn học 1 buổi tại Trung tâm y tế dự phòng nơi đặt trụ sở kinh doanh. Giấy xác nhận có thời hạn 3 năm.

Thẩm quyền cấp

Tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho địa điểm kinh doanh nhà hàng. Thẩm quyền cấp giấy phép được quy định như sau:

  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

  • Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Thời gian cấp là trong vòng 15 ngày kể trong trường hợp đủ giấy tờ hợp lệ.

4. Các loại thuế cần nộp khi kinh doanh quán ăn

Thuế môn bài:

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hằng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau:

  • Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài 1000.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống được miễn thuế môn bài.

Thuế giá trị gia tăng:

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC. Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Đối với quán ăn thành lập doanh nghiệp)

Tương tự đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp:

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý: Đối với những quán kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu/1 năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
3 437
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm