Không được trả lương thử việc người lao động phải làm gì?

Tải về

Không được trả lương thử việc người lao động phải làm gì?

Theo quy định của pháp luật thì nhân viên mới phải thử việc trong thời gian bao lâu? Mức lương của nhân viên thử việc được quy định như thế nào? Nếu công ty không trả lương thử việc cho nhân viên thì nhân viên phải làm gì để bảo vệ quyền lợi và công sức mà mình đã bỏ ra? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Công văn 4738/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn về Hợp đồng thử việc

Quy định mới nhất về thời gian thử việc

Các trường hợp người lao động nghỉ làm vẫn được hưởng nguyên lương

Không được trả lương thử việc người lao động phải làm gì?

Hỏi: Em năm nay 21 tuổi và đang là sinh viên đi làm thêm. Em có nộp hồ sơ làm việc tại 1 cửa hàng quần áo nhưng dưới hình thức đó là 1 công ty. Khi phỏng vấn nhà tuyển dụng chỉ đề cập đến vấn đề sau thử việc sẽ ký hợp đồng làm việc cam kết làm từ 3-6 tháng (phổ biến qua lời nói). Và em bắt đầu thử việc từ ngày 15-7 đến ngày 17-7, sau đó em vẫn chưa được ký hợp đồng mà chỉ được biết là sẽ ký hợp đồng khi nhận lương cụ thể là ngày 5-8. Sau khi làm việc và tiếp xúc với cách làm việc của công ty, ngày 6-8 em xin phép được nghỉ việc nhưng không nghỉ đột xuất, em xin làm việc tiếp đến ngày 16-8 để cho công ty có thêm thời gian để sắp xếp nhân viên. Công ty đã trả lời em là nếu em xin nghỉ thì em bị mất 50% với số lương em đã làm việc. Trong nội quy nhân viên không nói tới điều này. Nhà tuyển dụng cũng không thông báo trước cho em điều này. Nhưng khi em xin nghỉ thì họ nói với em như vậy. Vậy em phải làm gì để bảo vệ quyền lợi và sức lao động mình đã bỏ ra?

Không được trả lương thử việc người lao động phải làm gì?

Trả lời: a. Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động 2012

b. Nội dung

Trong trường hợp của bạn, thời gian mà bạn làm từ 15/7 đến 16/8 được tính là thời gian thử việc.

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Bộ Luật lao động 2012 đã có những quy định rất chi tiết về vấn đề này:

Thứ nhất, về thời gian thử việc

Tại Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc như sau:

"Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác."

Như vậy, theo bạn trình bày thời gian thử việc của bạn kéo dài đến 1 tháng, trong khi đó pháp luật chỉ quy định thời gian thử việc tối đa trong trường hợp của bạn không quá 6 ngày.

Thứ hai, về mức lương thử việc

Tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định rất cụ thể: "Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó".

Như vậy, nếu bạn xin nghỉ và công ty chỉ trả lương thử việc cho bạn với mức 50% cho 1 tháng bạn làm việc thì điều này hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

Bạn có thể làm đơn yêu cầu phía công ty trả lương cho bạn. Nếu phía công ty vẫn tiếp tục kéo dài thời gian không trả lương cho bạn thì bạn có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện về việc yêu cầu công ty trả tiền lương cho bạn.

Công ty không trả lương phải làm như thế nào?

Trả lời câu hỏi: Bạn tôi đi làm cho một công ty bảo vệ, vì làm thời vụ nên họ đã không làm hợp đồng lao động mà chỉ thỏa thuận với nhau mức lương là 10 nghìn/giờ làm việc. Khi bạn tôi làm việc được 2 tháng nhưng vẫn chưa thấy họ trả lương đi hỏi thì họ nói do bên đối tác chưa trả nên họ chưa có tiền để trả lương cho nhân viên. Vậy xin hỏi, trong việc này bạn tôi phải làm thế nào?

Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động 2012 Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động thì:

"1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người".

Điều 95 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định về kỳ hạn trả lương

"1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng."

Đồng thời tại Điều 96 Bộ luật lao động 2012 quy định

"Nguyên tắc trả lương:

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương."

Theo quy định trên, thì công ty nơi bạn của bạn làm việc đã vi phạm pháp luật về lao động vì không ký kết hợp đồng lao động với người lao động, không trả lương cho người lao động.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, trước tiên bạn của bạn nên yêu cầu với lãnh đạo công ty thực hiện việc thanh toán lương cho mình. Trong trường hợp công ty từ chối giải quyết, bạn làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở để nhờ can thiệp hoặc gửi đơn tố cáo về hành vi này ra thanh tra sở lao động.

Nếu vẫn không giải quyết được bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết. Bạn cần chuẩn bị cho mình các căn cứ để chứng minh nội dung bạn trình bày là có cơ sở như bảng lương, bảng chấm công hoặc xác nhận của người làm chứng người biết về sự việc...

Về hình thức xử phạt cụ thể đối với những sai phạm của công ty bạn có thể tham khảo tại Nghị Định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đánh giá bài viết
1 439
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm