Hợp đồng gì? Có hiệu lực khi nào?

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng là gì? Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là khi nào? Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực? Để đảm bảo quyền lợi của bản thân, mọi người có thể tham khảo thời điểm có hiệu lực của một số loại hợp đồng thường gặp thông qua bảng dưới đây.

Loại hợp đồng

Thời điểm có hiệu lực

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng thế chấp tài sản

Có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

Khoản 1 Điều 319 Bộ luật Dân sự 2015

Các loại hợp đồng liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất

Có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính

Điều 503 Bộ luật Dân sự 2015

Khoản 3 Điều 188 Luật Đấi đai 2013

Hợp đồng cầm cố tài sản

Có hiệu lực kể từ thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố

Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu biển, tàu bay

Có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp

Điểm c Khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng

Khoản 1 Điều 122
Luật Nhà ở 2014

Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Thời điểm có hiệu lực là do các bên thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm ký kết hợp đồng.

Khoản 2 Điều 122
Luật Nhà ở 2014

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Khoản 1 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Thời điểm có hiệu lực do các bên thỏa thuận

Khoản 2 Điều 148
Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Hợp đồng tặng cho động sản

Có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận được tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với động sản có đăng ký quyền sơ hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015

Hợp đồng tặng cho bất động sản

Có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm có hiệu lực là lúc chuyển giao tài sản.

Khoản 2 Điều 459
Bộ luật Dân sự 2015

Một số loại hợp đồng thông dụng khác:

  • Hợp đồng mua bán tài sản
  • Hợp đồng trao đổi tải sản
  • Hợp đồng vay tài sản
  • Hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản
  • Hợp đồng mượn tài sản
  • Hợp đồng hợp tác
  • Hợp đồng dịch vụ
  • Hợp đồng vận chuyển hành khách
  • Hợp đồng vận chuyển tài sản
  • Hợp đồng gia công
  • Hợp đồng ủy quyền
  • Hợp đồng gửi giữ tài sản

Có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.

(Thời điểm giao kết của hợp đồng được xác định như sau:

  • Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
  • Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
  • Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
  • Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.)

Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015

Đánh giá bài viết
1 127
0 Bình luận
Sắp xếp theo