Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp
Hiệu lực của Hiến pháp
Hiến pháp là gì? Quy định về việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây.
1. Hiến pháp là gì
Hiến pháp là Hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định các vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: hình thức và bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước với nghĩa là luật cơ bản của một nhà nước.
Hiến pháp là cơ sở để xây dựng các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng các văn bản pháp quy.
2. Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp
Điều 119
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Điều 120
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
3. Quy định về việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội
Theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội được quy định cụ thể như sau:
- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
- Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mẹo thi bằng lái xe máy A1
Đơn giá nhân công thành phố Hồ Chí Minh 2025 mới nhất
Hướng dẫn thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất
Hướng phấn đấu của bản thân để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 2025
Sắp tới hệ số lương giáo viên tiểu học thấp nhất là 2,34
Dự kiến mức lương tối thiểu vùng năm 2021
Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2025
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
3 Đối tượng học sinh không cần nộp tiền khi học thêm trong nhà trường từ 14/2/2025
-
Cách xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THCS, THPT 2024-2025
-
Yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2025
-
Giáo viên trường công lập sẽ gặp 2 hạn chế về dạy thêm từ 14/02/2025
-
Điều kiện để giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/2/2025
-
Quy định chào trong quân đội 2025
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán 2025
-
Tra cứu khu vực ưu tiên 2024 mới nhất
-
Quy tắc chính tả i và y
-
Khi nào học sinh thi học kì 2?
-
Thí sinh tự do thi lại đại học 2025 như thế nào?
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
6 loại giấy tờ cần mang khi tham gia giao thông
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng 2020
Nguyên tắc bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7
Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
Các loại giấy tờ điện tử người dân được sử dụng