Giảm tải nội dung thi giáo viên dạy giỏi
Nội dung thi giáo viên dạy giỏi được giảm tải
Thay vì phải báo cáo, làm bài thi, thực hành dạy hai tiết như trước, người thi giáo viên dạy giỏi chỉ cần thực hiện hai nội dung. Đây là một trong những điểm mới về giảm tải nội dung thi giáo viên dạy giỏi của Bộ giáo dục.
Hiện nay, cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp phổ thông và giáo dục thường xuyên được thực hiện theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo Thông tư này, để được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh, giáo viên phải đạt yêu cầu ở 3 nội dung sau: Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt 6 điểm trở lên; Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên; Hai bài thi giảng đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại giỏi. Dưới đây là một số điểm mới về quy định thi giáo viên dạy giỏi đang được Bộ giáo dục lấy ý kiến.
Thứ nhất là thực hành một hoạt động giáo dục (đối với giáo viên mầm non) hay dạy học một tiết (đối với giáo viên phổ thông).
Dự thảo "Quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp mầm non, phổ thông" do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra đầu tháng 9 quy định, tiết học dự thi phải được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng "chỉ chọn học sinh tiêu biểu" dự tiết học thi giáo viên giỏi của thầy cô như hiện nay.
"Không được dạy thử hoạt động thực hành tham gia hội thi ở bất cứ đâu trong năm học tổ chức hội thi", dự thảo nêu. Để đảm bảo điều này, giáo viên chỉ được thông báo trước không quá 3 ngày. Theo Thông tư về Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi đang có hiệu lực, giáo viên được báo trước ít nhất một tuần. Như vậy, thời gian chuẩn bị đã được rút ngắn.
Ngoài tiết dạy, giáo viên phải trình bày biện pháp thực hiện giảng dạy có hiệu quả trong nhà trường. Thời lượng báo cáo không quá 30 phút.
So với điều lệ hiện hành, nội dung thi giáo viên giỏi đã giảm tải nhiều. Ví dụ hiện tại, giáo viên phổ thông tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi phải báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá trong 4 năm gần nhất; làm một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm; thực hành giảng dạy hai tiết trong chương trình, trong đó có một tiết tự chọn và một tiết do ban tổ chức bốc thăm.
Trước đó, đầu năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều tọa đàm lấy ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo quy định việc xét, công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi của các cơ sở giáo dục thay vì tổ chức hội thi như hiện này. Nhiều giáo viên đã đề nghị Bộ cân nhắc quyết định này vì lo ngại việc các giáo viên sẽ căng thẳng để chuẩn bị hồ sơ đẹp. Một số khác lại đồng tình vì cho rằng việc xét sẽ giảm được áp lực cho giáo viên.
Mời các bạn tham khảo thêm:
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Toàn bộ mức lương, phụ cấp của giáo viên Chế độ tiền lương, phụ cấp của giáo viên 2021
Quy định về trình độ giáo viên tiểu học 2023 Tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học
Quy định số tiết dự giờ của giáo viên Dự giờ giáo viên, bao nhiêu là đủ?
5 khoản phụ cấp dành cho giáo viên trong năm 2022 Các loại phụ cấp giáo viên được hưởng
Nhóm giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh 2023 Giáo viên nào bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
Bảng lương theo trình độ đào tạo của giáo viên năm 2023 Thang bảng lương giáo viên các cấp theo trình độ 2023

Mới nhất trong tuần
-
Luật giáo dục 2023 số 43/2019/QH14
-
Quyết định 239/QĐ-TTg Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
-
Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định về trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang
-
Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun, tín chỉ
-
Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT về quy trình biên soạn chỉnh sửa sách giáo khoa