Đơn vị sự nghiệp là gì? Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp 2024

Đơn vị sự nghiệp là gì? Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp 2024. Đơn vị sự nghiệp hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều, được thành lập và tổ chức để cung ứng các dịch vụ công cho toàn xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về loại hình tổ chức này. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ cung cấp thông tin về Đơn vị sự nghiệp cùng các ví dụ về chúng. Mời bạn đọc tham khảo.

Đơn vị sự nghiệp được nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập.
Đơn vị sự nghiệp được nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập.

1. Đơn vị sự nghiệp là gì?

Khái niệm Đơn vị sự nghiệp.

Căn cứ theo Điều 9 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 quy định:

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước

Như vậy, đơn vị sự nghiệp là loại hình tổ chức dịch vụ công được nhà nước lập hoặc cho phép thành lập nhằm thực hiện chức năng có tổng các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội.

2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp

Các đơn vị sự nghiệp thường chỉ chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

“Dịch vụ sự nghiệp công” là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

- Như vậy các đơn vị sự nghiệp được tổ chức và thành lập không nhằm mục đích sản xuất vật chất mà nhằm phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội, phải tuân thủ các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ hướng tới những sản phẩm đặc thù (ví dụ: sức khỏe người bệnh, khoa học, trình độ người học...)

- Nhìn chung, các đơn vị sự nghiệp, kể cả những đơn vị hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hướng tới mục tiêu lợi nhuận, vẫn không phải là những chủ thể kinh doanh thực sự. Bởi chúng được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước, không phải để thực hiện chức năng kinh doanh. Bởi thế các khoản chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công hầu hết đều do nhà nước cấp.

- Vì được thành lập với mục đích là phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội nên các đơn vị, tổ chức sự nghiệp cho thấy vai trò và ý nghĩa trong đời sống xã hội.

3. Các loại đơn vị sự nghiệp

Phân loại đơn vị sự nghiệp.

Ngân sách cho các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công hầu hết được nhà nước chi.
Ngân sách cho các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công hầu hết được nhà nước chi.

Đơn vị sự nghiệp được phân thành đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập, trong đó:

- Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị, tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo đó gồm 2 loại:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những đơn vị, tổ chức sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân hoặc liên doanh giữa các tổ chức với nước ngoài, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

4. Ví dụ về đơn vị sự nghiệp

Có rất nhiều tổ chức, đơn vị sự nghiệp đang hoạt động tại nước ta. Ví dụ dơn vị sự nghiệp ở Việt Nam hiện nay như:

- Đơn vị sự nghiệp công lập: Ví dụ Trường Đại học Quân y trực thuộc Bộ quốc phòng, Trường Đại học Luật trực thuộc Bộ Tư pháp...

- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập: Ví dụ như các bệnh viện, trường học, tổ chức nghiên cứu khoa học tư nhân,...

  • Các bệnh viện tư nhân như: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hồng Ngọc...
  • Trường học tư nhân: Đại học FPT, ĐH Thăng Long...

Bài viết đã cung cấp thông tin một cách khái quát và đầy đủ nhất về các đơn vị sự nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 568
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm